Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu kỷ lục

Trong 11 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt gần 619,2 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước.

Các sản phẩm của ngành nông nghiệp tiếp tục có những đóng góp ấn tượng, là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu cả nước. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng vừa qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 60,9 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 11 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt gần 619,2 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2022. Cán cân thương mại 11 tháng ước tính xuất siêu 25,8 tỷ USD.

Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 11 tháng qua giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 322,5 tỷ USD. Có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%).

Đáng chú ý, các sản phẩm của ngành nông nghiệp tiếp tục có những đóng góp ấn tượng, là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu cả nước như: Gạo đạt 462 triệu USD, tăng 13,5%; cao su đạt 343 triệu USD, tăng 16,6%; cà phê đạt 252 triệu USD, tăng 59,9%...

Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản trong tháng 11 ước đạt 3 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là nhóm hàng duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương trong 11 tháng, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 29,5 tỷ USD, tăng 8,6%.

KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 11 THÁNG TRONG 6 NĂM GẦN ĐÂY
Số liệu: Tổng cục Hải quan.
NhãnNăm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022Năm 2023
Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng tỷ USD 440.4473.7489.1599.1673.8619.2

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm ước đạt 296,7 tỷ USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ 2022.

Do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu nên cán cân thương mại của Việt Nam trong 11 tháng tiếp tục xuất siêu 25,8 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,3 tỷ USD).

Về thị trường xuất nhập khẩu, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 88 tỷ USD, còn Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước đạt 99,6 tỷ USD.

Trong 11 tháng, xuất siêu sang Mỹ ước đạt 75,5 tỷ USD, giảm 14,1% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang Nhật Bản 1,5 tỷ USD, tăng 127,2%. Bên cạnh đó, nhập siêu từ Trung Quốc 43,7 tỷ USD, giảm 23,1%; nhập siêu từ Hàn Quốc 26,3 tỷ USD, giảm 25,4%...

Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Tập đoàn Mỹ thoái hết vốn khỏi Nhiệt điện Mông Dương 2

Tập đoàn AES đã bán hết 51% cổ phần tại Nhiệt điện Mông Dương 2. Đây là bước đi nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm phát thải carbon của doanh nghiệp.

Thêm 2 phần dự án đường dây 500 kV cấp điện cho miền Bắc được duyệt

Hai dự án thành phần thuộc dự án đường dây 500 kV mạch 3 nhằm tăng cường năng lực truyền tải điện cho các đường dây 500kV hiện hữu, giảm áp lực thiếu điện cho miền Bắc.

Việt Nam liên tục tăng nhập khẩu thịt heo, giá hơn 57.000 đồng/kg

Từ tháng 5 đến nay, sản lượng thịt heo nhập khẩu về Việt Nam liên tục tăng, song chỉ chiếm khoảng 2,1% so với sản lượng thịt heo sản xuất trong nước.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm