Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng chỉ đạo mở rộng thị trường xuất khẩu gạo

Thủ tướng yêu cầu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như EU, Hàn Quốc, Mỹ, khu vực Bắc Mỹ.

Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo ước đạt 2,3 tỷ USD. Ảnh: Hoàng Hà.

Thủ tướng vừa ký công điện về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo.

Công điện nêu rõ những tháng đầu năm, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu lương thực, thực phẩm, trong đó có mặt hàng gạo. Xuất khẩu gạo của Việt Nam 6 tháng đầu năm ước tăng 22,2% về lượng, tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ 2022.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn còn những khó khăn, hạn chế như chiến lược thị trường chưa thực sự ổn định, dài hạn; công tác phát triển thị trường chưa tương xứng với tiềm năng; sự cạnh tranh gay gắt từ các nước; giá cả đầu vào tăng cao...

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo; linh hoạt tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm duy trì, củng cố các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống và phát triển các thị trường mới, tiềm năng, các thị trường FTA.

Đồng thời khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như EU, Hàn Quốc, Mỹ, khu vực Bắc Mỹ... Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá, dự báo nhu cầu nhập khẩu; kịp thời cập nhật thông tin cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân xuất khẩu gạo để phục vụ cho định hướng kinh doanh, xuất khẩu.

"Nghiên cứu việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận ưu đãi thương mại với một số thị trường xuất khẩu tiềm năng; tận dụng tiến trình rà soát các hiệp định đã được đưa vào thực thi để đề nghị các đối tác mở cửa thêm, gia tăng hạn ngạch cho Việt Nam...", Thủ tướng yêu cầu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển giống lúa năng suất, chất lượng cao phù hợp yêu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, sử dụng hiệu quả thương hiệu và nhãn hiệu Gạo Việt Nam/VietNam rice; xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm phù hợp với hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay.

Ngoài ra, Bộ này được Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh đàm phán song phương, đa phương để ký kết các hiệp định, thỏa thuận về sự phù hợp, công nhận lẫn nhau về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm với các thị trường trọng điểm nhằm tận dụng cơ hội mở cửa thị trường, chiếm lĩnh thị trường...

Bộ Ngoại giao và các bộ ngành nắm bắt thông tin thị trường, kết nối thương mại, quảng bá thương hiệu và sản phẩm gạo Việt Nam. Thực hiện đàm phán song phương, đa phương, ký kết các thỏa thuận về sự phù hợp, công nhận lẫn nhau về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Philippines nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất

Philippines là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu gạo sang nước này trong 5 tháng qua đạt 772,4 triệu USD, tăng 31,1% so với cùng kỳ.

NHNN chỉ đạo cấp vốn cho thương nhân thu mua thóc, gạo

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu không để xảy ra tình trạng khách hàng phản ánh gặp khó khăn trong tiếp cận vốn dẫn tới ách tắc trong khâu thu mua thóc, gạo.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm