Lực lượng an ninh đối phó người biểu tình ở Paris, Pháp. Ảnh: Reuters. |
Hôm 17/4, khi Tổng thống Emmanuel Macron có lần đầu phát biểu kể từ sau khi ký dự luật hưu trí. Hàng nghìn người đã xuống đường với xoong, chảo rán và các dụng cụ nhà bếp khác.
“Ông Macron không lắng nghe chúng tôi, vì vậy chúng tôi không nghe ông ấy”, một người biểu tình trả lời trong khi dùng thìa (muỗng) kim loại đập liên tục vào chảo rán. “Xoong nồi là công cụ của người lao động, do đó chúng hoàn toàn phù hợp”.
Trong khi đó, tại thị trấn Ganges ở miền Nam, cảnh sát đã tịch thu nhiều xoong nồi, sau khi chính quyền địa phương viện dẫn luật hình sự để cấm sử dụng các “thiết bị âm thanh di động”, Guardian đưa tin ngày 23/4.
Bộ Nội vụ Pháp sau đó bác bỏ việc có lệnh cấm dùng chảo, nồi trong biểu tình. Ngay lập tức, sự kiện có mặt nhiều bộ trưởng Pháp ở các thành phố đều có âm thanh phát ra từ các dụng cụ nhà bếp của người biểu tình.
Việc đập chảo để tạo âm thanh là hành động từ thời Trung Cổ nhằm làm xấu hổ những người đã làm điều bị coi là sai trái hoặc đi ngược các quy chuẩn cộng đồng thời đó - như nam giới lớn tuổi thích phụ nữ trẻ, những người đánh đập vợ, ngoại tình, hay phụ nữ sinh con mà không kết hôn.
Việc đập xoong nồi cũng là một hành động thể hiện sự phản đối chính trị tại Pháp vào thế kỷ XIX. Các cuộc biểu tình “nồi và chảo” đã diễn ra để phản đối các nhà cai trị tư sản.
Tuần trước, ông Macron nói rằng “trứng và chảo cũng là vật dụng ở nhà tôi… việc đập chảo sẽ không làm đất nước đi lên”.
Bình luận của ông Macron đã nhận sự đáp trả từ hãng sản xuất chảo Cristel - nói rằng “Ngài tổng thống, chúng tôi làm ra những cái chảo có thể giúp đưa nước Pháp đi lên”.
Ánh sáng và bóng tối trên châu Âu
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Ánh sáng và bóng tối trên châu Âu”. Là hồi ký về cuộc đời nhà văn Stefan Zweig, cuốn sách đưa độc giả đi qua thời kỳ hoàng kim của thế kỷ XIX, tiếp đến sự tàn phá kinh hoàng của Thế chiến I và thời kỳ trỗi dậy của Đức quốc xã.