Thi công sân bay Long Thành ô nhiễm bụi vượt hơn 18 lần. Ảnh: Hoàng Anh. |
Ngày 2/1, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai cho biết đơn vị đã tiến hành quan trắc không khí định kỳ và việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu vực xây dựng sân bay Long Thành, phát hiện ô nhiễm bụi khu vực này vượt quy chuẩn từ 1 đến hơn 18 lần.
Nguyên nhân tình trạng này là các gói thầu đang thực hiện tại đại công trường. Việc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của nhân dân xung quanh.
Phía Sở TN&MT Đồng Nai đã cảnh báo đến Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (chủ đầu tư xây dựng giai đoạn 1 sân bay Long Thành) nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công, tuy nhiên chất lượng không khí vẫn không cải thiện.
Liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Tất Bình, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, cho biết trong quá trình thi công việc phát sinh bụi đã được chủ đầu tư lường trước, bên cạnh đó vẫn yêu cầu các đơn vị thi công có các biện pháp như tưới nước, che đậy khi vận chuyển,… nhằm hạn chế bụi gây ảnh hưởng đến xung quanh. Tuy nhiên, với công trình thi công san lấp nền, bóc tách cỏ cây phía trên thì việc bụi là không thể tránh khỏi.
Bụi này chỉ xảy ra vào mùa khô, khi công trình đẩy nhanh tiến độ thi công. Cao điểm khoảng 1.800 phương tiện, máy móc cùng hoạt động thì xe tưới nước không thể đáp ứng kịp.
Cũng theo ông Bình, sẽ yêu cầu các nhà thầu, đơn vị thi công tiếp tục tăng cường tưới nước, che chắn để hạn chế bụi mức thấp nhất, giảm thiểu ảnh hưởng đến người dân và môi trường xung quanh.
Sách hay về Nam Bộ
Tản mạn kiến trúc Nam Bộ mang đến cái nhìn đầy đủ, toàn diện về lịch sử kiến trúc dân dụng miền Nam từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20. Đặc biệt, trên chặng đường khám phá kiến trúc, độc giả còn được tiếp cận với những câu chuyện về lịch sử xây dựng, về tập quán, văn hóa của địa phương, và về cả những ước mơ, khát vọng, phong cách của gia chủ trên từng đường nét của ngôi nhà.
Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu Giang - nhiều câu chuyện kể cụ thể, tự nhiên về lối sống và tính cách của bà con miền Tây được ghi lại chân thực, mộc mạc. Sách không chỉ gợi lên cảm giác thân thương nơi những người con vùng sông Hậu, mà còn khiến người đọc nói chung cảm thấy ấm lòng và mát dạ biết bao khi được nghe câu nói quen thuộc “bà con chòm xóm tối lửa tắt đèn có nhau”.