Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

World Cup thời hiện đại: Bản sắc nay còn đâu

Khi cả thế giới đang xích lại gần nhau trên mọi phương diện, thì bóng đá cũng không thể đi ngược lại quá trình dịch chuyển ấy.

Lượt trận đầu tiên của vòng bảng World Cup 2014 đã trôi qua với nhiều niềm vui. 16 trận cầu với chỉ duy nhất 1 trận hòa 0-0 (Iran - Nigieria) đã đem lại cho hàng tỷ tín đồ túc cầu niềm tin về 1 VCK của bóng đá tấn công trên thánh đường của bóng đá. Nhưng vẫn còn một vài điểm đáng tiếc, trong số đó vấn đề bản sắc khiến không ít người cảm thấy chạnh lòng.

Rối loạn phong cách, xe tăng Đức sẽ tuột xích

Quyền lực, sức mạnh kỹ thuật của tuyển Đức luôn khiến phần còn lại của thế giới bóng đá nể trọng, nhưng điều đó không được tái hiện ở World Cup năm nay.

Bản sắc phai mờ

Nếu như trước đây, nhắc đến Đức là người ta nghĩ ngay đến 1 đội bóng kiên cường, bản lĩnh, luôn chơi bóng với cái đầu lạnh và 1 thần kinh thép. Nói đến Italy là lối đá Cantennacio bất hủ, phòng ngự chuẩn mực nhưng không hề thô bạo. Người Pháp hào hoa với lối chơi tinh tế. Hà Lan làm say lòng bao người hâm mộ với lối đá tổng lực tận hiến. Tây Ban Nha với ma thuật tiki-taka. Bóng đá Đông Âu tấn công hồn nhiên, cuốn hút. Brazil là tập hợp của những "vũ công Samba" xuất thân từ bóng đá đường phố. Argentina ma mãnh kiểu châu Âu nhưng cũng đầy hoang dại Nam Mỹ...

Những kỳ World Cup trước đây, yếu tố bản sắc dân tộc luôn được đề cao. Ảnh: Multimedia.

Thì nay những định kiến ấy đã ít nhiều thay đổi. Thậm chí nếu không nhìn tên cầu thủ nhiều người sẽ không nhận ra họ là thành viên của đội tuyển nào. Rũ bỏ hình ảnh "cỗ xe tăng" cứng nhắc, người Đức chuyển mình trở thành đội bóng có lối chơi hấp dẫn bậc nhất. Họ đã thu hút thêm nhiều fan hâm mộ bằng lối đá hào hoa cùng những cầu thủ điển trai. Nhưng từ chỗ là kẻ chuyên lội ngược dòng, nay Mannschaft thường xuyên đánh mất chiến thắng ở những thời khắc quan trọng.

Italy cũng quay lưng với bản sắc. Không còn xuất hiện những trung vệ chơi bóng tinh tế như trước, thay vào đó là những cầu thủ sẵn sàng chặt chém khi cần thiết. Người Ý thậm chí giờ còn có xu hướng chuyển hẳn sang thành 1 đội bóng tấn công quyến rũ, song chưa đạt tầm do thiếu những nghệ sỹ như Baggio, Del Piero, Totti... khi xưa.

Tây Ban Nha không còn là ‘ngáo ộp’ tại World Cup 2014

Lối chơi thêu hoa dệt gấm của Tây Ban Nha bắt đầu lộ ra những điểm yếu. Do vậy rất khó để tin La Roja bảo vệ thành công chức vô địch tại kỳ World Cup này.

Hà Lan thì quyết đoạn tuyệt hẳn với bóng đá tổng lực, tuy đẹp nhưng thiếu hiệu quả. Không ít người ngán ngẩm khi chứng kiến sự thô bạo của những cầu thủ khoác trên mình màu áo da cam từng lấy đi bao nước mắt của các fan. Dù bóng dáng của "total football" có dấu hiệu trở lại trong trận vùi dập Tây Ban Nha, nhưng xem ra nó vẫn còn quá yếu ớt. Và không lấy gì có thể đảm bảo, Van Gaal sẽ cho các học trò trở về với bản ngã.

Người Pháp vốn tự hào là 1 dân tộc lịch thiệp cả trong cuộc sống lẫn bóng đá. Thế hệ của Platini, Zidane luôn hướng đến trường phái lãng mạn, và người hâm mộ mãi mãi không bao giờ quên họ. Song thế hệ đàn em đang góp tay bóp méo triết lý ấy. Những Matuidi, Paul Pogba... chưa và có thể không bao giờ mềm mại được như các bậc tiền bối.

Platini và Zidane là những nghệ nhân của bóng đá Pháp. Ảnh: Kickofflabiere.
Bóng đá Pháp hiện tại không còn sở hữu nghệ nhân như Platini hay Zidane. Ảnh: Kickofflabiere.

Đế chế tiki-taka của người Tây Ban Nha cũng đang lung lay dữ dội. Thay vì ban chuyền để tạo cơ hôi ghi bàn, giờ nhà đương kim vô địch chuyền bóng đơn giản chỉ để tránh để đối phương cướp bóng phản công. Bóng đá Đông Âu thì ngày một bị "tha hóa". Tuyển Nga dưới bàn tay Capello chẳng còn chút kỹ thuật nào, mà chỉ nhìn thấy rõ khối người rắn rỏi, chơi bóng bằng sức mạnh cơ bắp hơn cái đầu.

Hai gã khổng lồ Nam Mỹ mang đến sự thất vọng vô bờ. Brazil từ lâu đã không còn "nhảy Samba", và ở kỳ World Cup trên chính quê hương mình, những vũ công cuối cùng còn sót lại đều bị Scolari thẳng tay gạt bỏ. Lối chơi chắc chắn, chiến thắng bằng mọi giá được đề cao. Thay vì là tập hợp của những "nghệ nhân" Selecao giờ như một công xưởng với những "anh thợ" lành nghề. Argentina cũng ngày càng "mất chất". Chẳng ai thấy họ rực lửa như trước nữa, Messi và các đồng đội giờ chơi bóng không khác 1 đại diện châu Âu thuần túy.

Tuyển Pháp - đối thủ khó lường nhất tại World Cup 2014

Tuyển Pháp phải rất vất vả mới giành vé dự VCK World Cup 2014. Tuy vậy, không vì thế mà xem nhẹ đoàn quân của HLV Didier Deschamps.

Điều tương tự cũng xảy đến với các đại diện châu Phi. Ảnh hưởng từ việc chơi bóng ở châu Âu đã làm tiêu tan chất hoang dã đầy dễ thương của các đội bóng lục địa đen. 

World Cup toàn cầu hóa

World Cup đáng quý ở chỗ, đó là nơi niềm tự hào dân tộc được khơi dậy mạnh mẽ. Các cầu thủ ra sân với nghĩa vụ thiêng liêng đại diện cho Tổ quốc, bảo vệ màu cờ sắc áo quê hương và bản sắc quốc gia. Nhưng quá trình toàn cầu hóa đã làm phai nhạt đi rất nhiều cái bản sắc vốn có ấy.

Bóng đá Đức bị lai tập quá nhiều so với trước đây. Ảnh: Getty Images.

Chuyện cầu thủ nhập tịch cũng góp phần khiến xóa nhòa ranh giới quốc gia. Ngay trong trận khai màn VCK, 1 chuyện bi hài đã diễn ra. Đó là 1 thành viên của Croatia hát quốc ca Brazil. Anh là Eduardo Da Silva, 1 người sinh ra và lớn lên với bóng đá đường phố ở những khu favela, nhưng giờ lại chiến đấu chống lại nơi mình sinh ra.

Hay như những kẻ "ngoại lai" trong ĐT Đức. Họ tới từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Tunisia... chả trách tinh thần Đức biến mất, những con người ấy đâu mang trong mình dòng máu lạnh lùng của chủng tộc German đầy kiêu hùng. Pháp là đội quân "ô hợp" từ rất lâu nay. Theo thời gian, đội quân ấy ngày càng hùng hậu, và đóng vai trò quan trọng trong đội hình của Deschamps. Người Ý luôn nói không với dân da màu từ trước tới nay. Nhưng hiện họ lại sống dựa vào nguồn cảm hứng từ 1 gã da màu sốc nổi Balotelli.

Sự hòa nhập đến mức hòa tan ấy cũng góp phần khiến World Cup thêm màu sắc. Song những giá trị đáng trân trọng đang dần có nguy cơ bị "tuyệt chủng". Chẳng biết nên vui hay buồn?

 

Linh Trần

Bạn có thể quan tâm