Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

World Bank hỗ trợ Việt Nam 263 triệu USD để phục hồi kinh tế

Ban giám đốc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 263,9 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển quốc tế dành cho Việt Nam.

Ban giám đốc Ngân hàng Thế giới vừa phê duyệt khoản tín dụng trị giá 263,9 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế dành cho Việt Nam nhằm hỗ trợ các nỗ lực phục hồi kinh tế bao trùm, xanh và chuyển đổi số thông qua những cải cách với mục tiêu hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp và mở rộng năng lượng tái tạo.

Đây là khoản tài trợ thứ 2 và cuối cùng trong chuỗi 2 chương trình Tài trợ Chính sách Phát triển (DPF), sau khoản tài trợ đầu tiên trị giá 221,5 triệu USD được phê duyệt vào năm 2021.

Đánh giá tác động đầy đủ từ các khoản tài trợ mới này sẽ được công bố vào năm 2024. Tuy nhiên, World Bank cho rằng chính sách DPF tới nay đã có những kết quả đáng kể.

Theo đó, hơn 140.000 doanh nghiệp đã nhận được hỗ trợ thuế thông qua gói giảm thuế vào năm 2021 và hơn 85.000 trẻ em được trợ cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc. Số lượng các dịch vụ công trực tuyến đã tăng gấp đôi.

Trong thời gian tới, những cải cách về thể chế và chính sách được hỗ trợ bởi chương trình này sẽ giúp thúc đẩy phục hồi nền kinh tế thông qua cải thiện môi trường thuế, tăng khả năng tiếp cận tài chính cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trẻ em có chất lượng.

Những cải cách thúc đẩy phát triển xanh và chuyển đổi số tập trung vào lĩnh vực đấu thầu mua sắm công, số hóa dịch vụ công, mở rộng quy mô năng lượng tái tạo và củng cố tính bền vững tài chính của ngành điện.

Ngoài ra, những cải cách được hỗ trợ bởi chương trình này dự kiến giúp cải thiện hơn nữa việc cung cấp dịch vụ công cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

“Những cải cách được hỗ trợ bởi khoản tín dụng này sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch Covid-19 và các cú sốc giá hàng hóa sau đó, đồng thời mở đường cho sự phát triển bao trùm hơn, xanh hơn và thân thiện với kỹ thuật số. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Chính phủ trong quá trình thực thi những cải cách này và hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra”, bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - nói.

Trước đó, tháng 12/2021, Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã ký hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid-19 thông qua các cải cách chính sách nhằm tăng cường mức độ bao trùm tài chính và nâng cao khả năng thích ứng với môi trường.

Khoản tín dụng trị giá 221,5 triệu USD được giải ngân trực tiếp vào ngân sách, với các điều khoản ưu đãi trong thời hạn 30 năm với thời gian ân hạn là 5 năm.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Nhiều người thân Chủ tịch Thép Pomina bán cổ phiếu

Từ ngày 27-29/6, 3 người thân của Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Pomina Đỗ Duy Thái thay nhau bán cổ phiếu trong bối cảnh mã chứng khoán POM quay đầu điều chỉnh sau khi tăng cao.

Chủ tịch Phát Đạt: Giai đoạn khó khăn nhất đã qua

Lợi nhuận quý II của Phát Đạt dự kiến đạt hơn 360 tỷ đồng. Từ cuối tháng 4, doanh nghiệp cũng thu được 870 tỷ đồng từ Danh Khôi, đến cuối năm có thể nhận thêm 1.500 tỷ đồng.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm