Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Wall Street Journal: Trong 2 năm, Israel ném bom hàng chục tàu Iran

Các cuộc tấn công nhằm vào tàu chở dầu và vũ khí của Iran, nếu được xác thực, có thể gây ra một cuộc xung đột mới giữa Israel và Iran.

Israel đã ném bom hàng chục tàu trên đường tới Syria trong vòng 2 năm qua, Wall Street Journal đưa tin, dẫn lời các quan chức Mỹ và trong khu vực. Hầu hết trong số chúng là tàu chở dầu của Iran.

Các vụ tấn công diễn ra ở Biển Đỏ và một số khu vưc lân cận. Nếu Israel thừa nhận đứng sau các vụ việc, một cuộc xung đột mới giữa Israel và Iran có thể sẽ nổ ra.

Theo Guardian, Israel đã tiến hành hàng trăm vụ ném bom nhằm vào các lực lượng quân đội Iran và nước đồng minh láng giềng, Syria. Tuy nhiên, vẫn chưa biết liệu Israel có đứng sau các vụ tấn công trên biển hay không.

Quan chức Israel không đưa ra bất cứ bình luận gì, không xác nhận hay phủ nhận các cáo buộc này.

Các cuộc tấn công trên biển đã gây khó khăn cho Iran trong việc vận chuyển vũ khí đi qua khu vực. Bên cạnh đó, các tàu chở dầu cũng trở thành mục tiêu của các vụ tấn công vì lo ngại lợi nhuận từ dầu mỏ sẽ tài trợ cho các nhóm cực đoan ở Trung Đông.

Các cuộc tấn công không đánh chìm bất cứ tàu chở dầu nào, nhưng khiến ít nhất 2 trong số đó buộc phải quay lại cảng ở Iran.

danh bom,  tau cho dau,  xung dot Israel va Iran. anh 1

Tàu chở dầu Israel mang tên the Helios Ray bị thiệt hại sau vụ nổ vào tháng 2/2021. Ảnh: AP.

Hai vụ việc liên quan đến các tàu chở dầu gần đây khiến căng thẳng hai bên tiếp tục leo thang.

Đầu tiên là vụ nổ trên một chiếc tàu Israel mang tên the Helios Ray ở vịnh Oman hồi tháng trước. Thủ tướng Isreal Benjamin Netanyahu cáo buộc Iran đứng sau sự việc: “Iran là kẻ thù lớn nhất của Israel. Tôi quyết tâm sẽ ngăn cản Iran lại”.

Iran phủ nhận cáo buộc này.

Tiếp đến, Israel tuyên bố nguyên nhân của sự cố tràn hắc ín tàn phá bờ biển nước này hồi tháng 2/2021 là do một chiếc tàu chở dầu của Iran đang trên đường đến Syria gây ra.

Ông Gila Gamliel, Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Israel, cho rằng vụ việc không phải tai nạn, mà gọi đây là một hình thức “khủng bố môi trường”. Tuy nhiên, tuyên bố của ông Gila Gamliel sau đó bị các quan chức khác bác bỏ và cho rằng đó chỉ là một sự cố rò rỉ bình thường.

Israel thường phối hợp với Mỹ tổ chức các hoạt động quân sự, hoặc ít nhất cũng thông báo cho đồng minh chủ chốt của mình về các hoạt động quân sự của mình. Tuy nhiên, Israel lo ngại chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ có cách tiếp cận mềm mỏng hơn đối với vấn đề Iran so với người tiền nhiệm Donald Trump. Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran mà Israel kiên quyết phản đối.

Trong khi đó, các quan chức Iran lại cáo buộc Israel đi theo chủ nghĩa phiêu lưu quân sự và là kẻ đứng sau vụ ám sát ông Mohsen Fakhrizadeh, một nhà khoa học được cho là người đứng đầu chương trình hạt nhân Iran vào năm ngoái.

Iran từ chối đối thoại với Mỹ về hồi sinh thỏa thuận hạt nhân

Tehran yêu cầu Washington trước tiên phải dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt đơn phương, rồi mới chấp nhận đối thoại để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Sự cố tràn dầu tàn phá phía đông Địa Trung Hải

Israel “quay cuồng” đối phó thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong thập kỷ qua, khi vệt dầu được tìm thấy trên bãi cát miền Nam Lebanon gây lo ngại về thiệt hại trên diện rộng.

Cường Lê

Bạn có thể quan tâm