Một chi nhánh ngân hàng SVB tại bang California, Mỹ. Ảnh: Reuters. |
CNBC ngày 13/3 dẫn lời nhà sáng lập một công ty khởi nghiệp công nghệ Trung Quốc cho biết SVB cho phép mở tài khoản trực tuyến bằng số điện thoại của nước này. Bản thân công ty ông vẫn đang giữ hơn 250.000 USD tại SVB. Số tiền này từng lên tới hàng chục triệu USD.
Các công ty cũng có thể mở tài khoản tại SVB chỉ trong một tuần, so với thời gian dài hơn nhiều khi làm việc với các định chế tài chính lớn.
“Các ngân hàng lớn truyền thống như Standard Chartered, HSBC, Citi có các quy tắc chặt chẽ phải tuân thủ. Mở tài khoản ở các ngân hàng này rất lâu, có thể mất tới 3-6 tháng”, nguồn tin cho biết.
Người này nói rằng nhiều nhà đầu tư mạo hiểm thích làm việc với SVB vì ngân hàng này cho phép các nhà đầu tư theo dõi cách các công ty khởi nghiệp sử dụng vốn.
“Nếu không có SVB, giới công nghệ sẽ chịu tác động tiêu cực. Không ngân hàng nào khác đáp ứng hai yêu cầu này”, ông nói.
Chưa rõ có bao nhiêu công ty Trung Quốc mở tài khoản tại SVB. Tuy nhiên, nguồn tin của CNBC cho biết nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Trung Quốc nhận vốn đầu tư mạo hiểm từ Mỹ có tài khoản tại ngân hàng này.
Tuy nhiên, tỷ lệ dự trữ tại SVB có khác nhau. Công ty công nghệ sinh học Zai Lab có trụ sở tại Thượng Hải cho biết họ cất khoảng 2,3% trong tổng số hơn 1 tỷ USD tiền và các khoản tương đương tiền tại SVB. Everest Medicines, một công ty công nghệ sinh học khác, chỉ cất giữ dưới 1% tại ngân hàng.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.