Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley trong 4 biểu đồ

Vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ xảy ra sau làn sóng rút tiền ồ ạt của người gửi tiền vào đầu tháng 3.

Silicon Valley là ngân hàng lớn thứ hai phá sản trong lịch sử nước Mỹ trên khía cạnh giá trị tài sản. Tiền gửi tại SVB Financial Group, công ty mẹ của ngân hàng Silicon Valley (SVB), đã giảm trong 3 quý liên tiếp. Tình hình trở nên tồi tệ hơn vào ngày 9/3 khi các khách hàng tìm cách rút tổng cộng 42 tỷ USD, theo Wall Street Journal.

ngan hang pha san anh 1

Silicon Valley là ngân hàng có giá trị tài sản lớn thứ hai của nước Mỹ phá sản. Nguồn: Wall Street Journal.

Giới chức California đã đóng cửa SVB và giao ngân hàng cho Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) quản lý. FDIC sau đó lập ra một thực thể mới có tên Ngân hàng Bảo hiểm Tiền gửi Quốc gia Santa Clara. Tất cả tiền gửi tại SVB trước đây đã được chuyển vào ngân hàng mới, nhà chức trách Mỹ cho biết.

ngan hang pha san anh 2

Silicon Valley sụp đổ sau khi nhà đầu tư ồ ạt rút tiền gửi. Nguồn: Wall Street Journal.

Chủ nhân các khoản tiền gửi có bảo hiểm sẽ được tiếp cận tiền gửi của họ, FDIC cho hay. Với số tiền vượt quá giá trị được bảo hiểm, chủ sở hữu sẽ nhận được chứng nhận với số tiền không được bảo hiểm. Phần lớn tiền gửi tại SVB thuộc danh mục không được bảo hiểm.

ngan hang pha san anh 3

Phần lớn tiền gửi tại Silicon Valley thuộc danh mục không được bảo hiểm. Nguồn: Wall Street Journal

Trước đó, trong hai năm đầu đại dịch, khi ngành công nghệ phát triển bùng nổ, SVB nhận được những khoản tiền gửi khổng lồ. SVB sau đó sử dụng số tiền này để mua lượng lớn trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ và các trái phiếu bảo đảm bằng tài sản thế chấp.

Nhưng kể từ khi Cục dự trữ liên bang (FED) tăng lãi suất, giá trị các loại trái phiếu quay đầu giảm mạnh.

ngan hang pha san anh 4

Giá trị trái phiếu mà SVB nắm giữ. Nguồn: Wall Street Journal

Ban đầu, tình trạng trên không phải vấn đề lớn. SVB thậm chí tuyên bố sẽ không bao giờ bán phần lớn số trái phiếu đó, đồng nghĩa ngân hàng này có thể chống chịu các khoản thua lỗ do giá trái phiếu giảm.

Nhưng vào đầu tháng 3, làn sóng rút tiền đã khiến SVB mất khả năng trả tiền cho khách hàng ngay cả khi bán số trái phiếu đi.

48 giờ điên rồ trong vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai của lịch sử Mỹ

Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley đang khiến nhiều khách hàng và nhà đầu tư rơi vào tình trạng chấp chới.

Sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley gây rúng động toàn cầu

Khi ngân hàng Silicon Valley (SVB) sụp đổ, hàng loạt doanh nghiệp tại Mỹ và Anh - bao gồm nhiều công ty khởi nghiệp - đứng trước nguy cơ không thể trả lương cho nhân viên.

Duy Anh

Theo Wall Street Journal

Bạn có thể quan tâm