Đoạn ống cọc bê tông thứ hai được rút lên chiều 19/1. Ảnh: CTV. |
Chiều tối 19/1, trao đổi với Zing, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, xác nhận đội cứu nạn đã kéo được ống cọc bê tông thứ hai lên mặt đất. Trước đó vài ngày, đội cũng đã đưa được 12 m đầu tiên của ống cọc bê tông bằng phương án cưa cắt.
"Khoảng 18h, tổ cứu nạn đã nhổ cọc bê tông thứ hai và đưa lên bờ. Công tác cứu nạn đang tiếp tục diễn ra với đoạn ống cọc cuối cùng. Dự kiến trong đêm nay, đơn vị sẽ đưa thi thể Hạo Nam về với gia đình", lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm.
Ông Đoàn Tấn Bửu cho biết càng về những bước cuối, đơn vị càng gặp nhiều khó khăn do phải xử lý tầng đất có địa chất phức tạp, công tác cứu nạn phát sinh nhiều công đoạn so với dự kiến.
"Tổ cứu nạn phải gặp nhiều vấn đề phức tạp như tầng đất xung quanh, phải sử dụng nhiều biện pháp chuyên dụng nên thời gian kéo ống cọc chậm hơn dự kiến", ông Bửu lý giải nguyên nhân tiến độ kéo ống cọc bê tông thường xuyên phải lùi lại.
Ngày 18/1, tại hiện trường xảy ra tình trạng sụt lún ở phần lán trại quân đội. Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp đã điều động thêm thiết bị gồm 2 ghe bơm cát khoảng 200 m3 đến bơm vào khoảng cách giữa ống vách D2100 và tường vây cọc ván thép. Đến 5h ngày 19/1, công tác khắc phục sự cố mới hoàn thành.
Trước đó, trưa 31/12/2022, Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng ba bạn hàng xóm vào công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) để nhặt sắt. Không may, Nam rơi xuống ống cọc bê tông rỗng, đường kính 25 cm, đã đóng xuống đất sâu 35 m.
Chiều 4/1/2023, nhà chức trách xác định bé Nam đã tử vong. Nguyên nhân chính là nạn nhân bị đa chấn thương, thiếu dưỡng khí và nhiệt độ thấp. Sau khi việc duy trì sự sống cho nạn nhân kết thúc, công tác cứu nạn chuyển sang giai đoạn đưa thi thể lên mặt đất.
Sách hay về đô thị
Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.
Hà Nội một thuở phố và người ghi dấu những nét văn hóa riêng, đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tác phẩm như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.