Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vốn hóa BIDV, PV Gas vượt mặt Vingroup

Đà bán mạnh mẽ khiến giá trị vốn hóa Vingroup, Vinhomes tiếp tục rớt mạnh, trong khi BIDV và PV Gas thăng hạng vào nhóm 3 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất.

Các doanh nghiệp niêm yết hàng đầu thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những thay đổi lớn về quy mô vốn hóa, nhiều tên tuổi đang bị tụt hạng trong khi số khác lại có sự thăng tiến mạnh mẽ.

Trong suốt giai đoạn 2021-2022, top 3 doanh nghiệp có vốn hóa niêm yết lớn nhất thị trường chứng khoán vẫn luôn là Vietcombank (VCB), Vingroup (VIC) và Vinhomes (VHM).

Sang đầu năm 2023, chỉ còn Vietcombank vẫn giữ được vị thế độc tôn trên bảng xếp hạng khi tiếp tục mở rộng quy mô lên hơn 440.000 tỷ đồng, thậm chí còn bỏ qua phần còn lại khi bằng tổng vốn hóa của hai đơn vị đứng ngay phía sau.

TOP 10 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT CÓ VỐN HÓA LỚN NHẤT
Số liệu tính đến ngày 18/2.
Nhãn Vietcombank BIDV PV Gas Vingroup Vinhomes Vinamilk VietinBank Masan Hòa Phát Sabeco
Giá trị vốn hóa Tỷ đồng 440100 231700 205200 204000 188500 158800 142500 130000 122100 120000

Trong khi đó, bộ đôi doanh nghiệp Vingroup và Vinhomes lại bị rớt hạng nhanh chóng trước các đợt bán tháo gần đây. Thậm chí, nếu tính rộng hơn, vốn hóa 2 doanh nghiệp này đã mất gần một nửa giá trị chỉ trong khoảng một năm qua.

Hiện tại, thị giá cổ phiếu VIC của Vingroup đã ở vùng đáy 53.500 đồng, tương đương mức giảm ròng 46% kể từ đầu năm 2022 đến nay. Còn VHM của Vinhomes cũng mất 44% giá trị trong thời gian này, hiện cố định ở 43.300 đồng/cổ phiếu.

Với diễn biến này, giá trị vốn hóa của Vingroup đã giảm về dưới mốc 204.000 tỷ đồng, trong khi quy mô niêm yết của Vinhomes cũng rớt khỏi mốc 200.000 tỷ đồng.

Thời gian gần đây, nhà đầu tư đẩy mạnh bán 2 cổ phiếu này trong bối cảnh nhóm doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh bất động sản cũng như triển vọng chưa rõ ràng của mảng kinh doanh xe điện VinFast.

vic_1.png

Bộ đôi cổ phiếu VIC, VHM bị bán mạnh trong hơn một năm qua. Đồ thị: TradingView.

Trái ngược với sự đi xuống của nhóm Vingroup là sự vươn lên mạnh mẽ của nhóm ngân hàng. Ngoài Vietcombank, BIDV (BID) và VietinBank (CTG) cũng đã ghi nhận quy mô niêm yết tăng mạnh thời gian qua.

Trong đó, BIDV có sự thăng tiến ấn tượng nhất khi giá cổ phiếu tăng 19% so với thời điểm đầu năm, đạt 45.800 đồng. Giá trị vốn hóa theo đó tăng khoảng 36.400 tỷ đồng, lên mức 231.700 tỷ, trở thành đơn vị niêm yết lớn thứ hai toàn thị trường.

Cổ phiếu CTG của VietinBank cũng đi lên 9% so với đầu năm, qua đó giúp vốn hóa mở rộng khoảng 11.500 tỷ, lên mốc 142.500 tỷ đồng.

Ông lớn ngành dầu khí PV Gas (GAS) cũng là hiện tượng khi thăng hạng vào nhóm 3 doanh nghiệp lớn nhất với quy mô gần 205.200 tỷ đồng. Điều này đến từ giá cổ phiếu vẫn duy trì ở mức cao 107.200 đồng/đơn vị và kết quả kinh doanh khả quan.

Hai doanh nghiệp khác có sự bứt phá mạnh gần đây là Hòa Phát (HPG) đang trở lại mạnh mẽ để trở lại top 10 với quy mô trên 122.000 tỷ đồng (tăng khoảng 17.400 tỷ so với đầu năm). Nhà sản xuất bia Sabeco có thêm 13.000 tỷ, để đạt quy mô 120.000 tỷ đồng.

Hai doanh nghiệp khác trong top 10 giá trị niêm yết trên sàn HoSE hiện nay là Vinamilk (VNM) và Masan Group (MSN) với không nhiều biến động trong thời gian qua, lần lượt đạt giá trị vốn hóa khoảng 158.800 tỷ và 130.000 tỷ đồng.

Tiền vào chứng khoán thấp nhất 27 tháng

VN-Index sau 4 phiên giảm liên tiếp đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm, trong khi thanh khoản sàn HoSE cũng chạm mức đáy hơn 2 năm.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm