Sáng 14/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm, làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học FPT và Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
Cần có chính sách phát triển đại học số
Tại Đại học FPT, Thủ tướng đặc biệt quan tâm và đặt câu hỏi về các ngành đang đào tạo cũng như điều kiện sinh hoạt học tập của sinh viên.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến thăm, làm việc với Trường Đại học FPT. |
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết, năm 1999, FPT đã mở mạng lưới đào tạo lập trình viên quốc tế để đưa trí tuệ Việt Nam vươn ra thế giới. Sau đó, tập đoàn này nhận giấy phép thành lập Đại học FPT năm 2006. Đến năm 2010, FPT mở thêm hệ thống đào tạo nghề.
Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết trong các cựu sinh viên của FPT, đã có 40 người đạt mức triệu phú USD. Ông Trương Gia Bình nhận định đây là con số cho thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp FPT có xu hướng làm những công việc khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Ông Trương Gia Bình chia sẻ về các thành quả và định hướng đào tạo của Đại học FPT. |
Chủ tịch FPT cũng nhận định Việt Nam đang mất dần sự hấp dẫn về nguồn nhân lực giá rẻ. Đây là thời điểm chúng ta cần tạo ra sức hút mới từ nguồn nhân lực kỹ thuật cao và rất cao, có các bằng cấp, chứng chỉ.
Với 100 triệu dân số vàng, Việt Nam có thể trở thành trung tâm giáo dục đào tạo công nghệ của thế giới. Do vậy, ông Trương Gia Bình cho rằng Việt Nam nên đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực 4.0, trong đó, công nghệ và giáo dục là hai khía cạnh phải đi song hành với nhau.
Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung nhằm thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Theo đó, giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu để thực hiện các mục tiêu trăm năm của đất nước.
“Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu và tổ chức thành lập các trường đại học số. Trước đây chúng ta có các khoa CNTT, sau đó là các trường đại học liên quan đến lĩnh vực CNTT, như Đại học FPT là một ví dụ. Chúng ta phải có cơ chế, chính sách và chiến lược phát triển đại học số. Điều này sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước”, Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, có rất nhiều vấn đề xoay quanh đại học số. Vậy nên cần làm rõ cần có những chính sách gì, quy hoạch đào tạo ra sao, hướng vào các ngành nghề gì. Nước ta có nguồn lực hạn chế, trong khi nhu cầu đòi hỏi lại cao, do đó cần cân đối để đào tạo có trọng tâm, trọng điểm, từ đó phát triển các đại học số sao cho phù hợp với tình hình đất nước.
Sẽ thành lập các trung tâm kết nối nguồn lực hỗ trợ ngành bán dẫn
Tại trụ sở FPT Software, đại diện của công ty cũng chia sẻ về nỗ lực làm chip bán dẫn Việt Nam.
Ông Nguyễn Vinh Quang, Giám đốc FPT Semiconductor cho biết trong năm 2022, công ty này đã thiết kế, sản xuất 3 dòng chip nguồn (Power IC), và cũng có hợp đồng đầu tiên cung cấp chip cho đối tác với số lượng 25 triệu chip, giai đoạn 2024-2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trong chuyến thăm, làm việc với Trường Đại học FPT và Công ty TNHH Phần mềm FPT. |
Ngoài ra, công ty cũng đang thiết kế, sản xuất các dòng chip IoT (Internet vạn vật) cho các ứng dụng như nông, lâm, thủy hải sản.
Hiện tại, dù là một lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi đầu tư, Việt Nam vẫn chưa có giải pháp đặc biệt, nguồn lực hay các trung tâm quốc gia để kết nối, phát triển nguồn nhân lực. Đây cũng là một trong các đề xuất được đại diện của FPT Semiconductors đưa ra.
Phản hồi về đề xuất này, Thủ tướng cho rằng việc FPT chọn những con đường phát triển công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm hay sản xuất chip là đúng đắn, phù hợp với bản thân tập đoàn, xu hướng của thời đại.
“Cách làm này cũng phù hợp với hoàn cảnh của đất nước ta, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả”, Thủ tướng nói.
Trước các đề xuất về việc thành lập trung tâm kết nối các nguồn lực hỗ trợ ngành bán dẫn, Thủ tướng khẳng định Chính phủ chắc chắn sẽ thực hiện điều này.
Những nhà khoa học tiên phong
"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.