Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Việt Nam hóa tinh hoa thế giới trong trung tâm tài chính quốc tế'

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam đã đủ điều kiện để thành lập trung tâm tài chính quốc tế, và cần Việt Nam hóa tinh hoa thế giới trong lĩnh vực này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị sáng 4/1. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ về Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam sáng 4/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế rất khó nhưng không làm thì không được.

Đây sẽ là một trong những dự án trọng điểm và là động lực tăng trưởng mới, không gian phát triển mới của đất nước trong thời gian tới.

Việt Nam cần và có thể xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

"Năm 2025, chúng ta vẫn xác định tăng trưởng kinh tế là ưu tiên vì chỉ tiêu này sẽ kéo theo nhiều chỉ tiêu khác tăng trưởng. Muốn tăng trưởng được thì phải có vốn, trong đó có kênh thu hút vốn từ thị trường tài chính, là kênh thu hút quan trọng", Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ.

Hiện, tổng đầu tư xã hội thời gian qua chiếm khoảng 33-35% GDP, nhưng trong năm nay nếu muốn tăng trưởng từ mức ít nhất 8% đến 2 chữ số thì tỷ trọng đầu tư xã hội buộc phải nâng lên 45-50% GDP, tương đương khoảng 4-5 triệu tỷ đồng mỗi năm.

Số vốn này sẽ được sử dụng nhằm tạo nên các tăng trưởng đột phá, đặc biệt cho các hạ tầng chiến lược như 3.000 km đường cao tốc, 1.000 km đường ven biển, khởi động các dự án lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, điện hạt nhân, sân bay, bến cảng...

Thủ tướng cho biết việc phát triển thị trường vốn bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp, trong đó các trung tâm tài chính khu vực và quốc tế đóng vai trò quan trọng.

Thu tuong,  trung tam tai chinh anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính là Trưởng ban chỉ đạo liên ngành về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh Việt Nam đã đủ điều kiện để thành lập trung tâm tài chính quốc tế bởi 5 yếu tố.

Quy mô nền kinh tế hiện xếp hạng 33-34 trên thế giới, GDP bình quân đầu người khoảng 4.600-4.700 USD. Tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn. Năm nay, Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu 2025 tăng trưởng ít nhất 8% cho đến 2 chữ số.

Về mặt tài chính, vốn hóa nền kinh tế hiện khoảng 7,2 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 70% GDP; tốc độ tăng trưởng thị trường chứng khoán ở mức 2 chữ số, cao nhất khu vực. Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030.

Đồng thời, Việt Nam ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo được môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển, cuộc sống thanh bình, an ninh, an toàn, an dân.

Ngoài ra, Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược, địa chính trị quan trọng, phát triển năng động nhất thế giới là Đông Nam Á. Đồng thời, nền kinh tế cũng đang hội nhập với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký, độ mở nền kinh tế tương đương 1,7 lần GDP.

Học tập quốc tế nhưng phải phù hợp điều kiện của Việt Nam

Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế được kỳ vọng sẽ kết nối thị trường tài chính toàn cầu, thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài nhằm tạo thêm nguồn lực mới, thúc đẩy nguồn lực hiện hữu, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính Việt Nam hiệu quả, theo chuẩn mực quốc tế.

Do đó, Chính phủ phải nhanh chóng trình Quốc hội các cơ chế, chính sách vào kỳ họp vào tháng 5 tới. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, TP.HCM, Đà Nẵng khẩn trương thực hiện.

"Cần Việt Nam hóa những tinh hoa của thế giới trong lĩnh vực này vì chúng ta học tập nhưng phải phù hợp điều kiện Việt Nam, phải có nguồn nhân lực, phải có hạ tầng, phải có tổ chức công nghệ quản lý, phải có sự đồng lòng, thống nhất của các cơ quan trong hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp", Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu TP.HCM và Đà Nẵng nhanh chóng xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp, hình thành khu vực, phương thức huy động nguồn lực, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng, chuyển giao công nghệ quản trị thông minh.

Các bộ, ngành phải đồng tình, ủng hộ, sát cánh với hai thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cũng như xây dựng các văn bản quy định.

Đồng thời, Thủ tướng hy vọng các đối tác quốc tế tiếp tục đồng hành trao đổi, phổ biến kinh nghiệm, đề xuất các chính sách, cũng như hỗ trợ lực tài chính, nhân lực cho Việt Nam.

"Đây không phải là việc riêng của hai thành phố mà là của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, phải cùng làm, cùng hưởng, cùng chiến thắng và phát triển, đưa đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng và ấm no", Thủ tướng kết luận.

Thủ tướng dự lễ công bố trung tâm tài chính quốc tế ở TP.HCM, Đà Nẵng

Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được xây dựng tại TP.HCM và Đà Nẵng, là động lực phát triển mới không chỉ cho TP.HCM và Đà Nẵng, mà còn tạo nền tảng để Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới.

Bí thư Nên làm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Trung tâm tài chính TP.HCM

TP.HCM vừa lập Ban chỉ đạo xây dựng Trung tâm tài chính TP.HCM do Bí thư Nguyễn Văn Nên làm Trưởng ban, với 29 thành viên khác là người đứng đầu các cơ quan có liên quan.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

CPI Viet Nam tang 3,63% nam 2024 hinh anh

CPI Việt Nam tăng 3,63% năm 2024

0

Năm 2024, CPI của Việt Nam tăng 3,63%, nằm trong mục tiêu Quốc hội đề ra. Sự ổn định này phản ánh nỗ lực kiểm soát lạm phát dù giá nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tăng cao.

Lan Anh

Bạn có thể quan tâm