Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao cơ thể run lên khi lạnh?

Khi bị lạnh, chúng ta vẫn thường run lên. Thật ra, đây là hiện tượng cơ thể sử dụng lớp mỡ dưới da, những glycogen để sưởi ấm.

Ăn ít để khỏe là tác phẩm của tác giả Yoshinori Nagumo. Cuốn sách nói về lịch sử loài người đối với thức ăn, cách kiếm ăn và đặc biệt là giới thiệu phương pháp ăn khoa học, dù ít hơn nhiều người hình dung, vẫn có sức khỏe ổn định. Được sự đồng ý của Thái Hà Books, Zing trích đăng một phần cuốn sách.

Cơ chế chuyển hóa thức ăn thành mỡ

Như đã nói ở trên, cơ thể chúng ta có thể chuyển hóa thức ăn thành mỡ khi lượng thức ăn đưa vào ít.

Có hai dạng tích tụ mỡ chính là mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Ở phụ nữ thường là mỡ dưới da, còn đàn ông là mỡ nội tạng. Có lẽ chúng ta đều biết về mỡ dưới da nhưng vẫn còn khá xa lạ với mỡ nội tạng. Sau đây, tôi sẽ giải thích rõ hơn về chúng.

Chất béo đối với con người tựa như lớp Nikujiban - một loại trang phục giả cơ bắp của Nhật. Một phần của chúng dùng để tạo thành năng lượng cho chúng ta, còn lại phần lớn để giữ nhiệt cho cơ thể trong mọi điều kiện của môi trường.

Tuy nhiên, khi bị lạnh, chúng ta vẫn thường run lên. Thật ra, đây là hiện tượng cơ thể sử dụng lớp mỡ dưới da, những glycogen để sưởi ấm.

Nhưng cách sử dụng này cũng giống như đốt lò bằng than củi, 1g chỉ sinh được 4kcal nhiệt, trong khi lại làm giảm đường huyết, khiến chúng ta có cảm giác đói.

An it de khoe anh 1

Cơ thể dự trữ mỡ nội tạng để đề phòng trường hợp cần thiết. Ảnh: Daily Express.

Hãy hình dung, từ thời kì băng hà, lịch sử loài người đã ghi dấu nhiều sự kiện về nạn đói và cái rét cùng xảy đến đồng thời. Rõ ràng chúng ta không thể sống sót qua hàng vạn năm theo cách này được.

Con người cũng giống như các động vật ngủ đông, để vượt qua cái lạnh khắc nghiệt, đã tích tụ mỡ, rồi sử dụng chúng để sưởi ấm cơ thể. Và mỡ được tích tụ theo cách này chính là mỡ nội tạng. Loại chất béo này có hiệu quả như dầu hỏa và xăng, đốt 1g sinh được 9kcal nhiệt.

Tóm lại, loại mỡ này rất hiệu quả trong trường hợp cơ thể bị đói và rét. Vì vậy, khi vào cơ thể, lượng thức ăn tuy ít nhưng sẽ được chuyển hóa ngay thành loại mỡ này.

Do đó, dù trong cơn đói và lạnh, con người vẫn có thể tiếp tục tồn tại kể cả không có thức ăn. Và đây chính là chức năng dự trữ mỡ nội tạng của cơ thể. Bằng cách đó, khi bị lạnh, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo này để giữ cho chúng ta được ấm áp.

Mỡ nội tạng được tích trữ quá mức cần thiết

Tôi nghĩ rằng rất hiếm khi nhìn thấy một trẻ sơ sinh run rẩy vì lạnh do trẻ mang trong mình lượng mỡ nội tạng lớn. Tương tự như vậy, các động vật ngủ đông thường tích mỡ nội tạ

ng để không bị lạnh và bị đói suốt mùa ngủ đông dài trong các hang động dù không ăn gì. Động vật ngủ đông thường ăn các loại hạt sồi trước khi ngủ đông. Các loại hạt sồi có hàm lượng calo rất cao, đủ sức nuôi cả lợn đen Iberia.

Trong những hang tuyết, động vật ngủ đông có thể sử dụng lớp mỡ này để sưởi ấm suốt mùa đông. Tổ tiên chúng ta cũng từng liên tục bị nguy cơ đói và lạnh giống như vậy.

Và trong môi trường khắc nghiệt đó, mỡ nội tạng được lưu giữ trong cơ thể chính là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự sống. Chúng ta càng tích tụ nhiều mỡ, khả năng sống càng cao.

An it de khoe anh 2

Trong môi trường khắc nghiệt đó, mỡ nội tạng được lưu giữ trong cơ thể chính là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự sống. Ảnh: Dreamstime.

Nhưng đó là chuyện của thời xa xưa, còn thời hiện đại ngày nay, chúng ta có áo ấm, nệm êm, lò sưởi và vô vàn phương tiện khác để sưởi ấm. Vào mùa đông, chúng ta không còn cảm thấy cái lạnh như tổ tiên chúng ta nữa.

Tuy nhiên, khi chúng ta ăn quá nhiều, tích tụ quá nhiều mỡ nội tạng, cơ thể sẽ phải liên tục sinh nhiệt quanh năm, bất kể bên ngoài thời tiết nóng hay lạnh. Có lần tôi đi tàu điện và thấy một số người vã mồ hôi như tắm dù đang là mùa đông.

Đó là dấu hiệu của sự đốt cháy mỡ nội tạng thừa. Còn với phụ nữ, tuy đã mãn kinh, cơ thể không còn nóng thất thường như thời kì tiền mãn kinh, nhưng cơ thể cũng hay đột nhiên nóng và vã mồ hôi là do cơ thể bị nam hóa và cả vì đốt mỡ nội tạng.

'Ăn ít để khỏe'

Một số người không theo kịp được tốc độ chuyển đổi thức ăn thành chất béo trong cơ thể. Tức là, dù ăn nhiều bao nhiêu, những người đó cũng không béo nổi.

Trích "Ăn ít để khỏe"

Bạn có thể quan tâm