Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao chính quyền ông Biden né dùng từ 'giải cứu'

Chính phủ Mỹ có nhiều lý do để tuyên bố không giải cứu hai ngân hàng vừa sụp đổ và chỉ bảo đảm quyền lợi cho các khách hàng gửi tiền.

Sau vụ sụp đổ của hai ngân hàng Silicon Valley và Signature, câu hỏi đặt ra là liệu chính phủ Mỹ có chi tiền giải cứu Silicon Valley và Signature hay không.

Tổng thống Joe Biden và quan chức chính phủ Mỹ nhiều lần khẳng định các biện pháp can thiệp khẩn cấp nhằm bảo vệ tiền gửi của khách hàng ở Silicon Valley, Signature, hay bất cứ ngân hàng nào khác trong tương lai sẽ không sử dụng tiền từ ngân sách liên bang, tức tiền thuế của người dân, theo Guardian.

Bảo vệ người gửi tiền, không phải ngân hàng

Hôm 13/2, Tổng thống Biden khẳng định sẽ không dùng tiền thuế của người dân để chi trả cho các thiệt hại xuất phát từ SVB và Signature. Số tiền này sẽ được trả bằng khoản phí bảo hiểm tiền gửi mà các nhà băng đóng vào Quỹ bảo hiểm tiền gửi của Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), ông Biden nói.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 12/3 cũng khẳng định sẽ không giải cứu hai ngân hàng SVB và Signature.

"Tôi muốn nói rõ rằng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, có những người là nhà đầu tư và chủ các ngân hàng lớn được giải cứu. Sau đó, hệ thống đã được cải tổ, đồng nghĩa chúng ta sẽ không một lần nữa giải cứu các ngân hàng", bà Yellen nói.

ngan hang my anh 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố hệ thống ngân hàng Mỹ an toàn. Ảnh: Reuters.

Một số chuyên gia không hài lòng với câu trả lời từ chính quyền Tổng thống Joe Biden, trong đó có Jason Furman, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế dưới thời Tổng thống Barack Obama.

"Các nhà quản lý cần làm những gì họ từng làm để ngăn sự hỗn loạn gây thiệt hại lan rộng khắp nền kinh tế. Tuy nhiên cần hiểu rõ, những biện pháp giải cứu sẽ tiêu tốn tiền thuế của người dân", ông Furman nói.

Andrew Ross Sorkin, chuyên gia kinh tế của New York Times, tác giả cuốn sách "Too Big To Fail" nói về khủng hoảng tài chính 2008, cho rằng những gì nhà chức trách đã và đang làm trong vụ sụp đổ SVB thực chất là biện pháp giải cứu, nhưng đối tượng giải cứu không phải là 2 ngân hàng.

"Không giống 2008, chính phủ hiện nay giải cứu các nhà đầu tư mạo hiểm và các công ty nằm trong danh mục đầu tư của họ, chính là những khách hàng gửi tiền chủ yếu tại SVB. Đây là điều đúng đắn vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, vụ việc này vẫn sẽ để lại hậu quả và sẽ dẫn tới các quy định giám sát mới", ông Sorkin nói.

Có nhiều lý do đằng sau việc chính quyền Tổng thống Biden muốn tránh dùng từ "giải cứu". Một trong số ấy là tâm lý ác cảm nói chung của công chúng đối với những gói giải cứu khổng lồ mà nhà chức trách Mỹ dành cho các ngân hàng Phố Wall trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Bên cạnh đó, gói giải pháp hiện nay có những điểm khác biệt so với biện pháp giải cứu hồi năm 2008.

Giới chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ chi trả cho các khoản thiệt hại mà người gửi tiền tại SVB và Signature hứng chịu, một phần thông qua Quỹ bảo hiểm tiền gửi do FDIC nắm giữ.

Tuy nhiên, khác với 2008, cổ đông và trái chủ của các ngân hàng sụp đổ sẽ không được bồi thường, theo Reuters.

"Họ tự nguyện chấp nhận rủi ro và giờ họ sẽ mất tiền. Đó là cách vận hành của chủ nghĩa tư bản", Tổng thống Biden nói hôm 13/3.

Ông chủ Nhà Trắng cũng tuyên bố sẽ "buộc những người gây ra cơn hỗn loạn vừa qua phải chịu hoàn toàn trách nhiệm".

Tiền đến từ đâu?

Để các khách hàng gửi tiền tại SVB và Signature được giải cứu, sẽ vẫn có người cần phải bỏ tiền.

Vào cuối năm 2022, FDIC thông báo quỹ bảo hiểm tiền gửi có số dư 128 tỷ USD, đủ chi trả cho 1,27% tổng số tiền gửi được bảo hiểm. Số tiền nói trên do các ngân hàng đóng vào quỹ bảo hiểm tiền gửi tại FDIC. Xét cho cùng, tiền trong quỹ bảo hiểm tiền gửi đến từ khách gửi tiền, dưới hình thức phí ngân hàng.

Nguồn tiền cho gói giải pháp mà chính phủ Mỹ thực hiện những ngày qua còn đến từ việc bán các tài sản của SVB và Signature, ước tính lần lượt 212 tỷ USD110 tỷ USD.

ngan hang my anh 2

Ngân hàng SVB bị đóng cửa từ ngày 10/3. Ảnh: Reuters.

Như vậy, về lý thuyết, người đóng thuế Mỹ sẽ không bị tác động trực tiếp bởi vụ đổ vỡ hai ngân hàng SVB và Signature.

Dù Tổng thống Biden khẳng định hệ thống ngân hàng không gặp nguy hiểm, thị trường tài chính Mỹ tỏ ra không mấy tự tin vào diễn biến hiện tại.

Các nhà đầu tư vẫn tiếp tục rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng và bán tháo cổ phiếu các ngân hàng nhỏ. Điều này báo hiệu sau SVB và Signature, các ngân hàng khác có thể gặp rủi ro.

"Lời bảo đảm của Tổng thống Biden không giúp bình ổn thị trường bởi hiện có nhiều lo ngại các ngân hàng khác có thể là quân domino tiếp theo sụp đổ", Susannah Streeter, giám đốc công ty dịch vụ tài chính Hargreaves Lansdown, nói.

Các chuyên gia dự đoán nếu có thêm ngân hàng khác mất khả năng thanh toán, Bộ Tài chính Mỹ sẽ can thiệp để bảo vệ tiền gửi của khách hàng, nhắm tránh khủng hoảng lan rộng toàn hệ thống.

Morgan Ricks, giáo sư ngành ngân hàng Đại học Luật Vanderbilt, nhận định nếu số tiền đến từ quỹ bảo hiểm tiền gửi liên bang, cũng như từ việc bán tài sản của SVB và Signature, không đủ để bù đắp thiệt hại của người gửi tiền, khách gửi tiền của các nhà băng sẽ phải gián tiếp trả cho những thiệt hại ấy, theo NBC.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley trong 4 biểu đồ

Vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ xảy ra sau làn sóng rút tiền ồ ạt của người gửi tiền vào đầu tháng 3.

Hành động hiếm thấy của Mỹ, Anh sau vụ sụp đổ SVB

Chính phủ Mỹ và Anh đang có những bước đi quyết liệt hiếm thấy nhằm ngăn khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng bùng phát sau khi ngân hàng Silicon Valley sụp đổ hồi tuần trước. 

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động của giá vàng thế giới sẽ tác động trực tiếp tới giá vàng trong nước. Trong cuộc khảo sát mới nhất, các chuyên gia Phố Wall dự báo giá kim quý sẽ đi ngang tuần tới.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm