Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tuyển Việt Nam cần chống lại 'vũ khí' phạt góc của Oman

Những thiếu sót trong công tác chuẩn bị như ở trận lượt đi với Oman cần chấm dứt nếu tuyển Việt Nam muốn có 3 điểm tại Mỹ Đình tối 24/3.

Thất bại 1-3 của tuyển Việt Nam trước Oman ở lượt đi ghi nhận sự chuẩn bị kém cỏi của đội ngũ huấn luyện khi các cầu thủ không biết chống bài đá phạt góc của đối thủ dẫn tới bàn thua.

Đây có thể xem là bước ngoặt trong trận lượt đi khi nhờ pha dàn xếp không quá mới mẻ này, Oman có bàn vươn lên dẫn trước 2-1.

Viet Nam vs Oman anh 1

Tuyển Việt Nam từng để thua Oman khi không biết chống tình huống dàn xếp phạt góc của đối thủ.

Viet Nam vs Oman anh 2

Pha đá phạt góc nghịch chân mang về bàn thắng cho Oman trước Trung Quốc.

Sau khi thắng Việt Nam 3-1, Oman đã chơi 4 trận, gặp lần lượt Trung Quốc, Nhật Bản, Saudi Arabia và Australia. Trong 4 trận này, Oman thực hiện tổng cộng 17 quả phạt góc. Trước Trung Quốc, Oman làm điều này nhiều nhất khi buộc đối thủ phải phòng ngự từ tình huống cố định này tới 8 lần trong cả trận.

Kiểu dàn xếp đá phạt góc lấy người vây quanh thủ môn nhằm tạo hỗn loạn được Oman sử dụng 2 lần trong trận đấu này. Cả hai lần đều không thành công. Tuy nhiên, bàn thắng ấn định tỷ số hòa 1-1 của Oman ở trận này lại đến từ chính chấm phạt góc. Thủ thành của Trung Quốc chọn sai điểm rơi khiến bóng cuộn thẳng vào lưới.

Cầu thủ số 10 của Oman, Amjad Al-Harthi, là người ghi bàn từ tình huống này với pha đưa bóng vào bằng chân trái cùng độ xoáy cao. Đây cũng chính là người ghi bàn vào lưới tuyển Việt Nam nhờ pha dàn xếp đá phạt góc kiểu này trong trận lượt đi.

Tới trận gặp Nhật Bản, Oman không có nổi dù chỉ một lần phạt góc. Đẳng cấp vượt trội của Nhật Bản khiến Oman nhận thất bại 0-1 và không thể tận dụng bài đá cố định.

Tới trận gặp Saudi Arabia, Oman có 7 cú phạt góc. Đội bóng Tây Á thi triển bài đá phạt "ruồi bu" hai lần và đều thất bại. Hàng phòng ngự của Saudi Arabia đủ tinh quái để buộc trọng tài phải thổi lỗi Oman trong cả hai tình huống này đều bằng công thức đơn giản: thủ môn ngã ngay trong vùng 5,5 m và được hưởng lợi thế.

Ở trận gặp Australia, Oman chỉ có 2 quả phạt góc và đều không thành công.

Nhìn chung, Oman có 2 kiểu đá phạt góc tương đối cơ bản. Nếu cầu thủ thuận chân trái đá phạt góc bên cánh trái (và ngược lại), bóng sẽ đưa vào khu vực sát vùng 5,5 m để các cầu thủ tấn công lao vào dứt điểm cùng tốc độ cao.

Nếu cầu thủ chân phải đá phạt góc bên cánh trái (và ngược lại), bóng sẽ đi xoáy thẳng vào khung thành với mục tiêu băn bàn. Cầu thủ số 15 Jameet Al Yahmadi (thuận chân phải) và số 10 (Amjad Al-Harthi) sẽ thực hiện luân phiên các cú đá này tùy vào diễn biến thế trận.

Thông thường, kiểu đá phạt góc tạo ra bàn thắng trong trận Việt Nam được sử dụng ít hơn nhưng cũng tạo hiệu quả cao hơn nếu xét theo số bàn thắng Oman đã có tại giai đoạn này của vòng loại World Cup 2022.

Như đã nhận định, bài ghi bàn từ tình huống cố định của Oman không mới và tỏ ra thiếu hiệu quả khi gặp những đối thủ chuẩn bị trước như Nhật Bản, Saudi Arabia hay Australia. Nếu thầy trò HLV Park Hang-seo duy trì sự bình tĩnh và tỉnh táo, chúng ta sẽ tránh được nguy cơ thủng lưới trên sân Mỹ Đình.

Viet Nam vs Oman anh 5

Tuyển Việt Nam vẫn đang đứng cuối bảng. Đồ họa: Minh Phúc.

Tuyển Việt Nam cười đùa thoải mái trước trận gặp Oman Chiều 23/3, đội tuyển Việt Nam có buổi tập dưới cơn mưa nhẹ ở sân Mỹ Đình chuẩn bị cho trận gặp Oman tại lượt về vòng loại thứ ba World Cup 2022.

Cơ hội nào cho các cầu thủ U23 ở tuyển Việt Nam?

Những ca chấn thương, mắc Covid-19 khiến tuyển Việt Nam nhận tổn thất lực lượng nhưng cũng mở ra cơ hội làm mới đội hình dành cho HLV Park Hang-seo.

Tuyển Việt Nam luyện tập trong thời tiết mưa rét trước trận gặp Oman

Huấn luyện viên Park Hang-seo cùng các học trò ở tuyển Việt Nam tập trung luyện tập trong thời tiết mưa phùn, gió rét. Ngày 24/3, Quang Hải và đồng đội sẽ chạm trán Oman.

Nhật Anh

Bạn có thể quan tâm