Một bức tượng của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes, tác giả của tiểu thuyết Don Quixote, sau khi bị phá hoại qua đêm tại Công viên Cổng Vàng ở San Francisco, vào ngày 20/6. Cervantes là nhà văn sống ở thế kỷ 16-17 và không hề liên quan đến việc phân biệt chủng tộc. Bản thân Cervantes từng phải làm nô lệ 5 năm ở Algiers khi bị cướp biển bắt. Ảnh: AP. |
Sáng sớm ngày 20/6, người dân quay lại cảnh bức tượng duy nhất của Albert Pike, một tướng Liên minh miền Nam, ở Washington D.C sau khi tượng này bị người biểu tình lật đổ và đốt cháy. Vụ việc diễn ra vào ngày Juneteenth, ngày kỷ niệm sự kết thúc của chế độ nô lệ ở Mỹ, trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc vẫn đang diễn ra sau cái chết của George Floyd ở Minneapolis. Ảnh: AP. |
Các công nhân gắn Đài tưởng niệm Henry Wyatt vào một chiếc xe tải sau khi đưa chúng ra khỏi Nghị viện bang North Carolina ở Raleigh, North Carolina hôm 20/6. Họ đã gỡ bỏ một bức tượng tôn vinh phụ nữ của Liên minh miền Nam và một bức tượng khác vinh danh Henry Wyatt, công dân North Carolina đầu tiên chết trận trong Nội chiến. Cả hai bức tượng đã tồn tại hơn một thế kỷ. Hiện chưa rõ ai là người ra lệnh dỡ bỏ chúng. Ảnh: AP. |
Tại Washington D.C, những người biểu tình đã lật đổ bức tượng Albert Pike cao 3,4 m. Đây là bức tượng một vị tướng Liên minh miền Nam duy nhất trong thành phố. Sau đó, họ đốt lửa trại, đứng thành một vòng tròn khi bức tượng bị đốt cháy, và hô to "Không có công lý, không có hòa bình!" và "Không có cảnh sát phân biệt chủng tộc!". Ảnh: AP. |
Các công nhân từ Sở Giải trí và Công viên sơn lên chỗ bị vẽ tranh graffiti ở bệ tượng sau khi tượng của Francis Scott Key, tác giả của quốc ca Mỹ, bị lật đổ trong Công viên Cổng Vàng ở San Francisco, hôm 20/6. Key là một người sở hữu nô lệ. Ảnh: AP. |
Bệ tượng của tướng Robert Edward Lee ở Richmond, Virginia, người đã thống lĩnh quân đội Liên minh miền Nam trong cuộc Nội chiến Mỹ, bị phá hoại. Ảnh chụp vào ngày 20/6. Ảnh: Reuters. |
Người biểu tình tụ tập ở chân tượng của tướng Robert Edward Lee ở Richmond, Virginia vào ngày 20/6. Phần chân của bức tượng đã bị vẽ và xịt sơn khắp nơi. Ảnh: Reuters. |
Cô Jessica Shelton mang theo chú chó của mình, Oxyn, đến chân tượng tướng Robert Edward Lee ở Richmond, Virginia ngày 20/6 cùng tấm bảng ghi thông điệp "Tôi cắn những người phân biệt chủng tộc". Ảnh: Reuters. |
Một trong hai bức tượng Liên minh miền Nam bị lật đổ ở Raleigh, North Carolina vào ngày 19/6. Hai bức tượng của hai binh sĩ Liên minh miền Nam thuộc một đài tưởng niệm lớn hơn đã bị kéo xuống vào tối 19/6 bởi những người biểu tình ở Raleigh, North Carolina. Các sĩ quan ban đầu đã ngăn chặn những người biểu tình. Nhưng sau khi họ giải tán đám đông, những người biểu tình quay lại và hoàn thành công việc. Họ kéo những bức tượng xuống đường và đeo cổ tượng lên một cột đèn. Ảnh: Lee Storrow. |
Nghệ sĩ Dustin Klein chiếu hình ảnh của George Floyd lên bức tượng của tướng Robert E. Lee tại Richmond, Virginia vào ngày 18/6. Ảnh: Reuters. |
Một bức tượng của tư lệnh Liên minh miền Nam Richard W. Dowling được gỡ bỏ trước ngày thứ Juneteenth tại Houston, Texas vào ngày 17/6. Ảnh: Reuters. |