Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc xây công trình phi pháp mới ở Hoàng Sa

Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 6/3 cho thấy Trung Quốc đang khởi công công trình phi pháp mới trên Đảo Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo Reuters, những hình ảnh vệ tinh do hãng Planet Labs chụp cho thấy công việc ủi đất và chuẩn bị đang được tiến hành trên Đảo Bắc. Các chuyên gia quân sự cho biết Trung Quốc sắp xây tại đây một cảng biển phi pháp để hỗ trợ cho các công trình quân sự sau này. Công trình trước đó tại đây đã bị phá hủy trong một cơn bão hồi năm 2016.

Hồi tháng 1, các báo cáo khác cũng cho thấy Trung Quốc đang thi công trái phép trên Đảo Cây và nhiều bộ phận khác của quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quoc xay phi phap o Hoang Sa anh 1Trung Quoc xay phi phap o Hoang Sa anh 2
Ảnh chụp từ vệ tinh trong 2 ngày 15/2/2017 và 6/3/2017 cho thấy việc xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại đây. Ảnh: Reuters.

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã triển khai bệ phóng tên lửa đất đối không và chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Reuters cho rằng dù Trường Sa nổi tiếng hơn, việc chiếm đóng và tăng cường hiện diện phi pháp trên Hoàng Sa là yếu tố thiết yếu chứng minh sự hiện diện của Trung Quốc tại Biển Đông. 

Đảo Bắc là một dải đá có thể đóng vai trò phòng thủ cho đảo Phú Lâm.

Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hoạt động phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Mới đây nhất, ngày 13/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình một lần nữa khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

"Những hành động như vậy đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc ký tháng 10/2011", ông Lê Hải Bình khẳng định.

"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế, chấm dứt ngay và không tái diễn những hoạt động đó, đóng góp xây dựng vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông”, người phát ngôn nói thêm.

Trung Quoc xay phi phap o Hoang Sa anh 3
Các công trình Trung Quốc xây dựng phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đồ họa: CSIS/AMTI. Việt hóa: Phương Thảo.

 

Thông tin về hoạt động cải tạo đất mới nhất của Trung Quốc đến trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sắp có chuyến công du đầu tiên đến khu vực này. Hồi tháng 1, trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ, ông Tillerson, khi đó là ứng viên ngoại trưởng đang chờ Thượng viện phê duyệt, nói rằng Trung Quốc nên bị cấm tiếp cận các công trình họ xây dựng trên Biển Đông.

Reuters dẫn một báo cáo tình báo gần đây dẫn lời các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang muốn thống trị "sân sau" trên biển, dù họ tính toán thời gian để tránh gây căng thẳng quá mức.

Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết không thể xác nhận việc xây dựng này, tuy nhiên, nếu Trung Quốc thật sự xây dựng trên Đảo Bắc, đây không phải việc bất ngờ.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng họ "không quen thuộc" với bất cứ công trình nào trên Đảo Bắc. Trong khi đó, các nguồn tin ngoại giao từ Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc không muốn đối đầu với Mỹ trong vấn đề Biển Đông.

Phóng viên BBC kể chuyện bị Trung Quốc xua đuổi khi tiếp cận Trường Sa Năm 2014, phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của BBC tiếp cận khu vực Trung Quốc bồi lấp phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông kể lại chuyến đi trong đoạn video ngắn.

Vì sao Trung Quốc xâm chiếm Gạc Ma vào tháng 3/1988?

29 năm trôi qua, Gạc Ma vẫn là một phần đất Việt giữa Biển Đông bị Trung Quốc chiếm đóng. Gạc Ma đã trở thành nỗi đau của người Việt.

Sự khác thường của Trung Quốc trong tuyên bố tăng chi quốc phòng

Trung Quốc vừa tuyên bố tuyên bố “tăng chi tiêu quốc phòng” và “tăng hỗ trợ cho quân đội” trong năm 2017 mà không công bố con số cụ thể. Dư luận xem đây là “động thái bất thường”.

Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm