Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc lại vu cáo Việt Nam cố tình va chạm

Dù báo chí Trung Quốc thừa nhận tàu nước này tấn công tàu Việt Nam gần giàn khoan Hải Dương 981 nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên vu cáo tàu Việt Nam cố tình gây đụng độ.

Đài Phát thanh quốc gia của Trung Quốc ngày 3/6 đưa tin một tàu hải cảnh của nước này đã dùng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư của Việt Nam hôm 1/6.

Hai tàu khác của Trung Quốc đã chặn các tàu của cảnh sát biển Việt Nam đang tiến đến để giúp đỡ tàu bị tấn công. Sau đó, tàu hải cảnh 46015 của Trung Quốc đã đâm hai lần vào tàu CSB 2016 của Việt Nam khiến tàu thủng tới 4 lỗ và hư hỏng nặng.

Trung Quốc thừa nhận tấn công tàu Việt Nam

Ngày 3/6, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc thừa nhận tàu Trung Quốc đã phun vòi rồng vào tàu Việt Nam và gây hư hại một tàu khác của Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan.

Tàu cảnh sát biển bị đâm thủng 4 lỗ trong cuộc đâm va quyết liệt của Trung Quốc chiều 1/6.

Dẫu vậy, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn ngang ngược vu cáo tàu Việt Nam mới là bên cố ý gây hấn. Theo trang tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cơ quan này đã tổ chức buổi họp báo vào tối 3/6.

Tại đây, người phát ngôn Hồng Lỗi lớn giọng yêu cầu Việt Nam phải rút những tàu hoạt động xung quanh giàn khoan Hải Dương 981.

Không chỉ thế, ông Hồng Lỗi còn vu khống “các tàu Việt Nam cố tình gây va chạm với tàu Trung Quốc” cũng như “chính Việt Nam mới là bên gây căng thẳng và vi phạm luật pháp quốc tế cùng những nguyên tắc quản lý quan hệ quốc tế cơ bản”.

‘Trung Quốc đủ liều lĩnh để tấn công nước khác’

Một chuyên gia nhận định những động thái gần đây của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông cho thấy Trung Quốc muốn cảnh báo nước này sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt mục đích.

 

Cũng tại cuộc họp báo của phía Trung Quốc, ông Âu Dương Ngọc Tĩnh, Cục trưởng Cục Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn nói rằng: “Vì Việt Nam liên tục quấy nhiễu nên phía Trung Quốc không thể không tăng cường lực lượng ở hiện trường nhằm ngăn chặn hành động của phía Việt Nam, duy trì hoạt động tác nghiệp bình thường”.

Tuy nhiên, khi một phóng viên hỏi “Có phải phía Trung Quốc đang tăng cường dùng tàu thuyền để lấp cả… Biển Đông? Đối với những chỉ trích của Philippines, Trung Quốc phản ứng thế nào?”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã né tránh và hỏi một đằng trả lời một nẻo: “Phía Trung Quốc tuân thủ nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kiên định là lực lượng gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng đội tàu và máy bay trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tại Đối thoại Shangri-La cuối tuần qua ở Singapore, lần lượt Thủ tướng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã chỉ trích những hành vi của Trung Quốc. Bộ trưởng Hagel cảnh báo Trung Quốc có “hành động gây bất ổn” trên Biển Đông.

Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cũng cảnh báo: “Bắc Kinh đang lựa chọn những biện pháp không hiệu quả và sai lầm để giải quyết các tranh chấp lãnh hải”.

Tướng Trung Quốc cộc cằn, to tiếng tại Shangri-La

Đại diện Trung Quốc phản ứng dữ dội với các bài phát biểu của Thủ tướng Nhật và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhưng trả lời vòng vo, thiếu thuyết phục khi bị chất vấn.

 

Trước làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, bà Phó Oánh - Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc và nổi danh với khả năng "sử dụng lời lẽ để đẩy văng mọi đối thủ ra khỏi trái đất” - đã tỏ ra bất lực và không thể biện minh cho hành động sai trái của Bắc Kinh. Bà đành quay sang chỉ trích Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Nhiều quan chức quân sự Trung Quốc cũng phản ứng gay gắt trước những phát ngôn của giới chức Mỹ tại Đối thoại Shangri-La. Đặc biệt, Thiếu tướng Chu Thành Hổ, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố với thái độ nổi nóng: “Nếu Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù của Mỹ”.

Trung Quốc tự tung hô dù bẽ mặt tại Shangri-La

Truyền thông nhà nước giấu diếm sự bẽ bàng của Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 2014 khi nói “các đại biểu đánh giá cao" sáng kiến an ninh mới của Bắc Kinh.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm