Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc điều động tiêm kích hiện đại ra Biển Đông

Quân đội Trung Quốc công bố ảnh nước này điều tiêm kích J-11B ra hoạt động ở Biển Đông. Điểm đến của các máy bay được cho là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

a

Ngày 31/10, trang web chính thức 81.cn của Hải quân Trung Quốc công bố ảnh chụp các tiêm kích J-11BH và J-11BHS được trang bị tên lửa luyện tập tại Biển Đông. Các chuyên gia quân sự nước này cho rằng mục đích của động thái này là nhằm phản đối việc Mỹ điều tàu vào khu vực 12 hải lý quanh đá Xu Bi. Đây là một trong 7 thực thể mà Bắc Kinh chiếm đóng và bồi lấp thành đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: 81.cn

a

Các tên lửa không đối không tầm trung PL-12 và PL8 được gắn trên các giá treo của tiêm kích thuộc Hạm đội Nam Hải. Chúng cất cánh từ một đường băng phi pháp ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc không tiết lộ tên đường băng nhưng các chuyên gia quân sự nói rằng nó được đặt ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: Mil.cnr.cn

a
Theo Airforce Techonoly, J-11BH là phiên bản nâng cấp từ J-11 mà Trung Quốc sản xuất theo giấy phép từ Su-27 Flanker của Nga. Sau khi sản xuất được khoảng 100 chiếc J-11A, Trung Quốc đã đơn phương hủy giấy phép và phát triển J-11BH mà không có sự đồng ý của Nga. Ảnh: Ausairpower
a
J-11BH mà Bắc Kinh điều ra Biển Đông là phiên bản 2 chỗ ngồi được phát triển cho không lực của Hải quân Trung Quốc. Phiên bản này tương tự Su-27UBK của Nga. Ảnh: Ausairpower
a
Theo Ausairpower, J-11BH thuộc dòng tiêm kích đa nhiệm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Ảnh: Ausairpower
a
Máy bay này được phát triển trên cơ sở bộ khung của Su-27 kết hợp với hệ thống điện tử của Trung Quốc. Ảnh: Sino Defence
a

J-11BH được trang bị 2 động cơ AL-31F nhập khẩu từ Nga, tốc độ tối đa 2.500 km/h, trần bay 19.000 m. Năm 2012, Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm của Việt Nam. Đây là động thái nhằm khẳng định thêm chủ quyền vô căn cứ của Bắc Kinh trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm 1/11 cho biết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông khiến các nước trong khu vực yêu cầu Washington tăng sự hiện diện an ninh. Ảnh: Postim

Chiến hạm mạnh nhất Trung Quốc bám theo tàu Mỹ

Hải quân Trung Quốc sẽ điều động Type-052D, chiến hạm hiện đại nhất của nước này để theo dõi hoạt động của tàu khu trục Mỹ trên Biển Đông.

Trung Quốc và tham vọng độc chiếm Biển Đông

Căng thẳng ở Biển Đông phát xuất từ những tuyên bố chủ quyền vô căn cứ cũng như việc Bắc Kinh bồi lấp các bãi đá với tốc độ rất lớn, tạo ra 7 đảo nhỏ trong khu vực.



Quốc Việt - Hải Anh

Bạn có thể quan tâm