Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Báo Nga: TQ có thể triển khai tiêm kích J-11 ở đảo nhân tạo

Itar-Tass nhận định, đường băng trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông đủ khả năng cho tiêm kích hạng nặng hoạt động.

d
Tiêm kích J-11 của Không quân Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Hãng tin Itar-Tass của Nga đưa tin, tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sắp hoàn thành dự án bồi đắp đất trên Biển Đông. Bộ này cho biết thêm, sau khi hoàn tất quá trình bồi lấp, Bắc Kinh sẽ xây dựng các công trình (không rõ dân sự hay quân sự) trên các đảo.

Theo ảnh chụp từ vệ tinh và máy bay do thám của Mỹ, trong các công trình cơi nới trái phép, đáng chú ý là đường băng có chiều dài khoảng 3 km trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hãng tin Nga nhận định, đường băng đủ dài cho các máy bay quân sự hoạt động.

Các nhà phân tích cho hay, Bắc Kinh có thể triển khai tiêm kích J-11 đến các đảo nhân tạo xa xôi nằm trong phạm vi 1.000 km tính từ đảo Hải Nam. Theo Itar-Tass, chiến đấu cơ J-11 (phiên bản cấp phép của Su-27) có thể bay quãng đường dài 1.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu.

Trong khi đó, tờ South China Morning Post phỏng vấn một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, J-11 là một trong những tiêm kích mới nhất, đặc biệt là biến thể J-11D rất ưu việt, sẽ được giao nhiệm vụ bảo vệ các công trình mới xây dựng trên Biển Đông.

Thời gian gần đây, Trung Quốc tiến hành xây dựng quy mô lớn tại các bãi đá ngầm mà họ chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam thành các đảo nhân tạo kích thước lớn. Hành động của Bắc Kinh khiến cộng đồng quốc tế lo ngại đồng thời lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực.

Nhận diện chiến lược 'đảo hóa' của Trung Quốc

Các hình ảnh vệ tinh mới nhất (công bố ngày 17 và 19/6) cho thấy việc xây dựng đảo nhân tạo, như cách một số chuyên gia gọi là chiến lược "đảo hóa" của TQ vẫn tiếp tục triển khai.

3 mồi lửa có thể dẫn đến đối đầu Mỹ - Trung ở Biển Đông

Xây dựng đảo trái phép quy mô lớn kèm theo yêu sách chủ quyền phi lý là nguyên nhân có thể dẫn đến xung đột giữa Bắc Kinh và Washington.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm