Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc có bước nhảy vọt trong máy tính lượng tử

Sau Mỹ và Canada, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 3 chế tạo thành công máy tính lượng tử có tính ứng dụng thực tế, South China Morning Post đưa tin.

Wuyuan, chiếc máy tính lượng tử có tính ứng dụng thực tế đầu tiên của Trung Quốc, đã được vận hành kể từ năm 2021. Ảnh: Origin Quantum.

Máy tính lượng tử có tính ứng dụng đầu tiên của Trung Quốc, có tên gọi Wuyuan, đã được chuyển cho một người dùng giấu tên vào năm 2021.

Chiếc máy tính trên, có 24 qubit (bit lượng tử), và được chế tạo sử dụng công nghệ chip siêu dẫn, tờ Science and Technology Daily của Bộ Khoa học Trung Quốc đưa tin hôm 30/1.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xác nhận nước này đã thành công khi sử dụng công nghệ lượng tử để sản xuất thiết bị có tính ứng dụng thực tế, thay thế cho việc dùng mã nhị phân, cách mã hóa thông tin chính trong máy tính hiện đại ngày nay.

Bản tin của tờ Science and Technology Daily không nhắc đến tên người đã sử dụng chiếc máy tính lượng tử Wuyuan hay những ứng dụng thực tế của thiết bị này.

Bản tin cũng cho biết Origin Quantum, một công ty được thành lập vào năm 2017 bởi 2 nhà vật lý lượng tử hàng đầu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (USTC) là Guo Guoping và Guo Guangcan, đã chế tạo một số mẫu máy tính lượng tử khác kể từ khi bàn giao Wuyuan vào năm 2021.

Theo giới chuyên gia, công nghệ lượng tử, nếu được hoàn thiện, sẽ mang lại khả năng tính toán vượt xa những thiết bị hiện tại, đồng thời tạo ra bước nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, những khó khăn về mặt kỹ thuật trong việc hoàn thiện công nghệ này khiến các nhà khoa học tin rằng một chiếc máy tính lượng tử hoàn thiện sẽ không thể được chế tạo trong hàng thập kỷ tới.

Các nguyên mẫu máy tính lượng tử trước đó - như Sycamore do tập đoàn Google chế tạo hay thiết bị sử dụng công nghệ photon có tên Jiuzhang được tạo ra bởi nhà khoa học Pan Jianwei thuộc USTC, tại tỉnh An Huy của Trung Quốc - đã cho thấy khả năng giải quyết vấn đề toán học cụ thể nhanh hơn nhiều so với máy tính thông thường.

Tuy nhiên, những nguyên mẫu này chưa có khả năng giải quyết bất kỳ vấn đề nào mang tính thực tế trong các ngành công nghiệp hoặc cuộc sống thường ngày.

Những cuốn sách để hiểu về Trung Quốc

Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả các cuốn sách nên đọc để hiểu thêm về Trung Quốc - một trong những cường quốc châu Á và đối tác hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Nobel Vật lý 2022 cho công trình đột phá giúp mở đường công nghệ mới

Giải Nobel Vật lý năm 2022 thuộc về ba nhà khoa học lain Aspect, John F. Clauser và Anton Zeilinger vì công trình đột phá mở đường cho công nghệ mới dựa trên thông tin lượng tử.

Google khoe máy tính lượng tử giải phép tính 10.000 năm trong 200 giây

Google tuyên bố đã thiết kế một cỗ máy chỉ cần 200 giây để xử lý một bài toán mà chiếc máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay phải mất 10.000 năm để tìm lời giải.

An Bình

Bạn có thể quan tâm