Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Trên bàn mổ

Bài "Trên bàn mổ" của Trương Đăng Dung nằm trong tập thơ "Em là nơi anh tị nạn", vừa ra mắt tháng 10. Tác phẩm được tác giả viết với lời đề: "Kính tặng mẹ".

Xin mẹ đừng buồn

con đã không giữ được vẹn toàn thân xác mẹ cho

đã 65 năm

đói con cho ăn

khát con cho uống

rét con cho mặc ấm,

con đối xử chu toàn với thân xác của mình

hơn cả với tâm hồn nhạy cảm.

The xac anh 1

Trích đoạn tranh Old Man in Sorrow của Van Gogh. Nguồn ảnh: wikiart.

Con làm kẻ thứ ba

giữa tâm hồn bất an

và thể xác bất toàn.

***

Con tìm nơi cứu rỗi

giữa những hoài nghi, cô đơn và bất lực

ngổn ngang ký ức

tâm hồn con mang nặng cuộc đời con.

***

Con không có quyền năng

trong cuộc chiến chỉ mình con biết

bản năng sống và bản năng chết

loại trừ nhau.

***

Thân xác con đau

tâm hồn con biết làm gì chia sẻ?

Con chỉ mong được về nhà với mẹ

cho tâm hồn và thể xác về theo.

Lời bình của TS Nguyễn Thanh Tâm:

Một thể xác bất toàn, một tâm hồn bất an là cục diện đầy đau khổ mà kẻ thứ ba ("con" - một hiện hữu khiếm diện) thấy ăn năn trước cuộc đời, trước những gì mẹ cha đã ban tặng. Có thể nói, trạng thái tam phân này là sáng tạo đáng ngạc nhiên của Trương Đăng Dung.

Truyền thống tư duy nhị phân với hai thực thể hồn - xác đã hiện diện khá nhiều trong văn hóa, văn học. Tuy nhiên, hình dung một thực thể khiếm diện ở giữa hồn và xác, hoang mang, đau khổ, tuyệt vọng về chính hai nửa bất toàn - bất an của mình, có lẽ đây là lần đầu tiên ta thấy ở Trương Đăng Dung.

Thiển nghĩ, đến giờ, tình thế hiện hữu đó cũng là duy nhất trong văn chương Việt Nam.

Mùa xuân sau một cái chết

Pháp Hoan tên thật là Mai Công Lập. Anh có một tập thơ được xuất bản, đồng thời dịch và giới thiệu nhiều tác giả, tác phẩm thơ ca Âu - Mỹ, Haiku và Waka - Nhật Bản sang tiếng Việt.

Trương Đăng Dung

Bạn có thể quan tâm