Tuyến đê sông Lô chạy dọc theo sông từ huyện Đoan Hùng qua huyện Phù Ninh và về đến TP Việt Trì.
Người dân và các lực lượng gia cố các vị trí xuất hiện tình trạng nước thấm qua chân đê. Ảnh: Hà Hưng. |
Sáng 11/9, tại khu Trung Dầu (xã Bình Phú, huyện Phù Ninh), lực lượng chức năng đã phát hiện tình trạng nước thấm qua chân đê. Lúc đầu chỉ có những mạch nhỏ, sau đó xuất hiện thêm các mạch mới.
Tương tự tình trạng như trên đã xuất hiện tại vị trí đê ở các xã Phú Mỹ, Trị Quận.
Ngay khi nhận được thông tin, UBND huyện Phù Ninh đã huy động lực lượng khẩn trương triển khai phương án 4 tại chỗ xử lý tạm thời các vị trí nước rò rỉ qua thân đê, đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo thống kê sơ bộ, tại 7 xã dọc sông Lô tại huyện Phù Ninh, phía trong và ngoài đê có trên 5.000 hộ dân sinh sống. Đến thời điểm hiện tại hơn 700 hộ dân bị nước lũ uy hiếp đã phải di dời khẩn cấp đến vị trí an toàn.
Đêm muộn, các phương tiện, máy móc tiếp tục được tăng cường để đẩy nhanh tiến độ gia cố đê. Ảnh: Hà Hưng. |
Tại xã Phú Mỹ, từ sáng sớm ngày 11/9, nhiều phương tiện máy móc đã được huy động cùng nguyên vật liệu để gia cố, ngăn nước lũ tràn đê và vẫn đang được tiếp tục tăng cường phương tiện, nhân lực, vật lực để sớm hoàn thành khối lượng công việc.
Khoảng 500 m đê sẽ được gia cố tại xã Phú Mỹ. Ảnh: Hà Hưng. |
Ông Nguyễn Phúc Suyên, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phù Ninh cho biết, khoảng 500 m đê tại xã Phú Mỹ sẽ được đắp đất, tải cát để chống tràn với chiều cao từ 0,5 – 1,2 m. Thời gian thực hiện dự kiến khoảng một ngày.
Hàng trăm người dân vẫn đang nỗ lực để bảo vệ con đê huyết mạch. Ảnh: Hà Hưng. |
Hiện tại, mặc dù đêm tối, trời mưa rất dày, nhưng lực lượng chức năng cùng hàng trăm người dân xã Phú Mỹ vẫn đang nỗ lực xúc đất, tải cát để gia cố đê. Tất cả đều chung tay khắc phục, bảo vệ con đê huyết mạch.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.