Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TQ xoa dịu Mỹ để đạt thỏa thuận, nhưng Washington 'không vội'

Chính phủ Trung Quốc thay đổi luật đầu tư nước ngoài để giải quyết những khiếu nại của Mỹ về ép buộc chuyển giao công nghệ, một thỏa hiệp quan trọng để đạt thỏa thuận thương mại.

Theo Wall Street Journal, cơ quan lập pháp Trung Quốc đã lặng lẽ đề xuất việc sửa đổi một dự thảo luật, trong đó siết chặt, hạn chế các kênh được sử dụng để rò rỉ tài sản trí tuệ ra ngoài.

Dự thảo này dự kiến sẽ được thông qua ngày 15/4, bổ sung quy định cấm các quan chức tiết lộ bí mật công nghệ của những công ty và tập đoàn, đe dọa truy tố hình sự nếu vi phạm.

Những thay đổi nhắm vào một quy trình, được biết đến với tên gọi "đánh giá mức độ phù hợp", mà các công ty nước ngoài phải vượt qua trước khi sản xuất xe hơi mới, sản phẩm khác hoặc xây dựng nhà máy.

Trung Quoc nhuong bo My chien tranh thuong mai anh 1
Chủ tịch Tập Cận Bình trong kỳ họp quốc hội Trung Quốc đầu tháng này. Ảnh: Reuters.

Bắc Kinh sẵn sàng nhượng bộ

Chính quyền Trump cho rằng quá trình này được sử dụng để lọc ra các thông tin độc quyền và ép buộc chuyển giao công nghệ. Bắc Kinh phủ nhận việc ép buộc các công ty tiết lộ bí mật công nghệ, một trong những vấn đề quan trọng của quá trình đàm phán thương mại đang diễn ra.

Phía Mỹ, do Đại diện Thương mại Robert Lighthizer dẫn đầu, đang cố gắng tăng cường áp lực với những người đồng cấp Trung Quốc để khắc phục những vấn đề mà chính quyền Trump coi là hoạt động thương mại không công bằng của Bắc Kinh.

Theo Wall Street Journal, bằng cách thực hiện những thay đổi này ngay trước khi quốc hội bỏ phiếu thông qua, Bắc Kinh đang háo hức nhượng bộ trước một yêu cầu quan trọng của Mỹ.

Mệnh đề được thêm vào phản ánh những đề xuất về của cả hai bên cho một hiệp định thương mại. Cụ thể, Trung Quốc đồng ý "loại bỏ xung đột lợi ích" trong quá trình đánh giá, theo phiên bản hiện tại của dự thảo về thỏa thuận thương mại song phương.

Tuy nhiên, quá trình thực thi cam kết này cùng với một số đề xuất các của Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào thì vẫn chưa rõ ràng. Các doanh nghiệp và giới chức Mỹ cho là các bản đánh giá thường được những quan chức, chuyên gia của Trung Quốc sử dụng để chuyển thông tin về tài sản trí tuệ của các công ty nước ngoài tới những đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc.

Trung Quoc nhuong bo My chien tranh thuong mai anh 2
Phái đoàn Mỹ, do Đại diện Thương mại Robert Lighthizer dẫn đầu, và phái đoàn Trung Quốc, dẫn đầu bởi Phó thủ tướng Lưu Hạc, trong cuộc đàm phán tại Washington vào ngày 21/2. Ảnh: New York Times.

Phe hoài nghi Trung Quốc ở Washington cho rằng việc tiết lộ thông tin mật kiểu này sẽ không dừng lại trừ khi Bắc Kinh thay đổi chính sách phát triển công nghiệp do chính phủ lãnh đạo, trong đó thúc đẩy các công ty đạt mục tiêu để nâng cấp và đưa ra trợ cấp cùng những ưu đãi khác để thực hiện điều đó.

Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn cam kết sẽ hỗ trợ những ngành công nghiệp mới nổi quan trọng, mặc dù họ đã ngừng nhắc tới chính sách công nghiệp nổi bật có tên "Made in China 2025", vốn bị chính quyền Trump chỉ trích là mang tính bảo hộ.

Một số chuyên gia pháp lý cũng lưu ý rằng luật hiện hành của Trung Quốc cũng đã cấm việc chia sẻ bí mật thương mại.

"Đó không phải là điều mới. Đây chỉ là việc nói lại điều đó thêm một lần nữa", ông Huang Yong, giáo sư luật tại Đại học Kinh tế Thương mại Đối ngoại ở Bắc Kinh, cho biết.

Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần hơn tới một thỏa thuận, ông Lighthizer phát biểu trước thượng viện vào hôm 12/3, cho biết "hy vọng là chúng ta đang ở trong những tuần đàm phán cuối cùng". Quá trình đàm phán tiếp diễn sau khi từng có lúc gặp trở ngại.

Nhưng ông Trump "không vội"

Theo Wall Street Journal, sau khi chứng kiến cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, các quan chức Trung Quốc đã chùn bước trước khả năng một cuộc gặp thượng đỉnh nơi ông Trump đưa ra những yêu cầu theo kiểu "không đồng ý thì thôi" với ông Tập.

Cả hai bên đang chịu áp lực để giải quyết những mâu thuẫn khiến thị trường và doanh nghiệp toàn cầu bất an. Hai chính phủ cũng phải chứng tỏ với dư luận trong nước rằng họ đã không nhượng bộ quá nhiều trước bên kia. Những cảm xúc giận dữ đang gia tăng ở Trung Quốc khi nhiều người tin rằng Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại để ngăn chặn sự trỗi dậy của đất nước.

Sau cuộc họp tại Nhà Trắng với các cố vấn vào ngày 13/3, ông Trump để ngỏ khả năng sẽ không ký một thỏa thuận thương mại nếu nó không đáp ứng những yêu cầu của Mỹ. Tổng thống nói với các phóng viên rằng ông "không vội" ký một thỏa thuận với Bắc Kinh.

Trung Quoc nhuong bo My chien tranh thuong mai anh 3
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp với các cố vấn vào ngày 13/3. Ông Trump biết không cần phải vội vàng ký một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc nếu Bắc Kinh đáp ứng những yêu cầu của Washington. Ảnh: Getty.

Tại Mỹ, ông Trump có nguy cơ nhận phản ứng dữ dội từ những người lo rằng ông đã quá mệt mỏi bởi tranh chấp thương mại và sẵn sàng ký một thỏa thuận không dẫn tới những thay đổi căn bản ở Trung Quốc, bao gồm việc chính phủ hỗ trợ cho cách doanh nghiệp nhà nước hoặc những công ty mũi nhọn của quốc gia.

Luật đầu tư nước ngoài mới của Trung Quốc có khả năng cân bằng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước. Từ lâu các doanh nghiệp nước ngoài đã vận động cho điều này, và nhiều văn bản đã được soạn thảo dưới nhiều hình thức bởi các cơ quan lập pháp và chính phủ.

Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đã rất ngạc nhiên trước những sửa đổi vào phút cuối này.

"Đây là điều rất tích cực", ông Jacob Parker, phó chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung cho biết. "Hình phạt hình sự đối với hành vi vi phạm tài sản trí tuệ được ngành công nghiệp Mỹ ủng hộ trên toàn cầu", ông Parker nói.

Cuộc gặp Trump-Tập Cận Bình bị hoãn vì chiến tranh thương mại

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bị lùi thời gian tổ chức do tính toán của các bên trong tiến trình đàm phán thỏa thuận thương mại.

Đại sứ Mỹ tại TQ: Chưa thể định ngày cho thượng đỉnh Trump - Tập

Dù được cho là có nhiều tiến triển, đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc để đi đến một thỏa thuận thương mại vẫn cần nhiều nỗ lực và hội nghị thượng đỉnh vẫn chưa được định ngày.



Sơn Trần

theo Wall Street Journal

Bạn có thể quan tâm