Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM ứng dụng nghiên cứu quốc tế để xây dựng đô thị thông minh

Lãnh đạo UBND TP.HCM và Đại học RMIT hôm 22/1 đã ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác với mục tiêu xây dựng đô thị thông minh và bền vững.

UBND TP.HCM và Đại học RMIT Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn đô thị thông minh vào ngày 22/1, với sự quy tụ của các chuyên gia hàng đầu trong khu vực về xây dựng đô thị phát triển và bền vững.

Đại diện lãnh đạo thành phố và Đại học RMIT cũng đã ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác để đẩy mạnh công tác ứng dụng nghiên cứu quốc tế vào quá trình phát triển thành phố.

Phát biểu tại lễ ký kết, tiến sĩ Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết: "TP.HCM đang tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách trở thành một đô thị thông minh".

"Thành phố đã ghi nhận thành công của đề án xây dựng đô thị thông minh trong giai đoạn 1 năm 2017-2020, tập trung vào việc xây dựng nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin", Phó chủ tịch Đức nói thêm.

RMIT va TP.HCM hop tac xay do thi thong minh anh 1

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức. Ảnh: V.Đ.

Đáng chú ý, sự kiện có sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu về đô thị học trong khu vực.

Tiến sĩ Gillian Sparkes, từ Tổ chức Môi trường Bền vững Victoria (một tổ chức phi chính phủ đặt tại bang Victoria, Australia), nhận định rằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến như phân tích dữ liệu vệ tinh có thể mở ra nhiều góc nhìn mới trong quá trình phát triển đô thị thông minh.

Chủ tịch Đại học RMIT Việt Nam Peter Coloe cho rằng bộ phận chuyên nghiên cứu về quản lý chuyển đổi thông minh của trường đặt trụ sở ở Australia có thể đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố trong tương lai.

Việt Nam - Mỹ ký kết 5 thỏa thuận kinh doanh lớn

Hai bên cũng thảo luận về hợp tác thương mại và đầu tư Việt - Mỹ trong các lĩnh vực năng lượng, y tế, vận tải và đô thị thông minh, nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Wilbur Ross.

Covid-19 tạo lực đẩy cho công nghệ giáo dục Việt Nam

Các chuyên gia và một số lãnh đạo doanh nghiệp nhận định Covid-19 là lực đẩy giúp ngành giáo dục chuyển mình nhanh hơn, mở rộng thị trường dạy và học trực tuyến ở Việt Nam.

Đại Hoàng

Bạn có thể quan tâm