Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Covid-19 tạo lực đẩy cho công nghệ giáo dục Việt Nam

Các chuyên gia và một số lãnh đạo doanh nghiệp nhận định Covid-19 là lực đẩy giúp ngành giáo dục chuyển mình nhanh hơn, mở rộng thị trường dạy và học trực tuyến ở Việt Nam.

Tại hội thảo về Công nghệ Giáo dục Việt Nam 2021 (EdTech Vietnam 2021) ở Đại học Fulbright ngày 16/1, các diễn giả đặt câu hỏi về tác động của đại dịch Covid-19 đối với xu hướng giáo dục trực tuyến toàn cầu.

Joshua James, cựu giám đốc trung tâm đào tạo của Đại học Anh quốc tại Việt Nam, cho rằng 99,9% trường học trên thế giới bị bất ngờ trước sự ảnh hưởng của đại dịch.

"Những năm qua, mọi người không ngừng nói về việc học trực tuyến. Họ cho rằng nó sẽ sớm phổ biến thôi, nhưng chưa phải bây giờ, cần chờ thêm chút nữa. Thị trường chưa sẵn sàng. Nhưng rồi Covid-19 đột ngột xuất hiện, và chúng ta không còn lựa chọn nào khác. Thị trường buộc phải sẵn sàng dù có muốn hay không", ông James nói.

cong nghe giao duc anh 1

Ông Daniel Nivern (giữa) và các lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ giáo dục thảo luận tại hội thảo ngày 16/1. Ảnh: Hương Ly.

Nói với Zing, chuyên gia giáo dục Daniel Nivern khẳng định Covid-19 khiến xu hướng chuyển dịch từ giáo dục truyền thống sang công nghệ giáo dục được đẩy nhanh hơn.

"Chắc chắn đại dịch đẩy nhanh xu hướng này. Tuy nhiên, chúng ta phải đối mặt với hai vấn đề. Liệu xu hướng này có tiếp tục hay sẽ bị đảo ngược? Và liệu chất lượng giáo dục có được đảm bảo hay không?", ông Nivern đặt câu hỏi.

Tại hội thảo, chuyên gia và đại diện các công ty công nghệ hàng đầu ở thị trường Việt Nam nêu ra hai thách thức chính đối với xu hướng giáo dục trực tuyến.

Một là sự chênh lệch trong khả năng tiếp cận các nền tảng công nghệ giáo dục, vì không phải ai cũng có máy vi tính và khả năng truy cập mạng Internet. Và hai là các sản phẩm công nghệ giáo dục ngày càng trở nên đa dạng hơn cũng khiến người dùng bối rối trong việc chọn lựa.

cong nghe giao duc anh 2

Tom Stader, người sáng lập The Library Project, nói về hoạt động của dự án phi lợi nhuận này tại các trường học ở miền Nam Việt Nam. Ảnh: Hương Ly.

Ông Nivern nhận định Việt Nam hiện có lợi thế vì kiểm soát dịch Covid-19 tốt.

"Việt Nam hiện cũng có ngành công nghệ mới nổi nhất trên toàn Đông Nam Á. Việt Nam đang đón nhận làn sóng đầu tư từ nước ngoài. Việt Nam cũng có dân số trẻ. Vì vậy, tôi nghĩ các nhà đầu tư sẽ nhận ra tiềm năng của Việt Nam và số tiền đầu tư này sẽ giúp cân bằng những bất lợi", ông Nivern nhận định.

Theo báo cáo của Ken Research, thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) đạt hai con số trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018.

Viện nghiên cứu này dự báo trong giai đoạn 2019-2023, thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam sẽ tiếp tục đạt tốc độ CAGR hai con số và được thúc đẩy bởi các công nghệ tiên tiến mới nổi như thực tế ảo.

Dịch vụ du lịch qua công nghệ thực tế ảo Khi bạn bắt đầu cảm thấy bức bối vì giãn cách xã hội trong mùa dịch, hãy thử dịch vụ du lịch công nghệ thực tế ảo xem sao.

Mỹ sẽ tài trợ 5 triệu USD cho Học viện YSEALI tại Đại học Fulbright

Bộ Ngoại giao Mỹ có kế hoạch tài trợ 5 triệu USD để thành lập Học viện YSEALI tại Đại học Fulbright Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cho các chuyên gia tuổi từ 25 đến 40.

'Cuộc bầu cử Mỹ đã làm tan vỡ nhiều tình bạn bè, đồng nghiệp'

GS Andrew Bellisari (ĐH Fulbright Việt Nam) cho rằng bên cạnh đại dịch Covid-19, ông Biden sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức khác khi tiếp quản Nhà Trắng vào tháng 1/2021.

Hương Ly - Như Trần

Bạn có thể quan tâm