Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM nỗ lực trở lại nhịp tăng trưởng vốn có

"Năm 2022 phải phấn đấu, nỗ lực hơn đưa TP.HCM trở lại nhịp độ tăng trưởng vốn có", Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi quán triệt.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM năm 2022 diễn ra ngày 8/1, lãnh đạo Thành ủy và UBND TP.HCM chia sẻ nhiều định hướng, quán triệt quan điểm chỉ đạo trong "năm phục hồi" 2022 trên mọi mặt, gồm quản trị, quy hoạch, xây dựng chính quyền...

Nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên

Nói về các giải pháp trong năm 2022, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM sẽ tập trung giải pháp phục hồi các ngành: Thương nghiệp bán buôn - bán lẻ, vận tải - kho vận, lưu trú - ăn uống, kinh doanh bất động sản. Lý giải thêm, ông Mãi cho biết 4 ngành dịch vụ này chiếm gần 30% GRDP nhưng năm 2021, có ngành sụt giảm tới 10%, nên cần tập trung phục hồi trong năm tới.

Một công việc quan trọng, mở ra kỳ vọng phát triển cho TP.HCM là Trung tâm tài chính quốc tế. Ông Mãi nhấn mạnh đây là việc lớn, phải báo cáo cấp có thẩm quyền để chuẩn bị pháp lý triển khai.

Với tinh thần cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp. TP.HCM sẽ thành lập tổ công tác rà soát đôn đốc, gọi là tổ “quản trị thực thi”, thay mặt Thường trực UBND kiểm tra việc cải cách hành chính, thúc đẩy giải quyết các vướng mắc tại các ngành, các cấp.

phuc hoi kinh te TP.HCM anh 1

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi. Ảnh: Chí Hùng.

Về công tác quy hoạch, TP.HCM sẽ tổ chức bình chọn "Ý tưởng quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060" điều chỉnh đồ án quy hoạch 930 ha, lập điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 Khu đô thị Tây Bắc; điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa; quy hoạch chi tiết khu đô thị du lịch biển Cần Giờ (2.870 ha) và quy hoạch xây dựng vùng huyện Cần Giờ.

Năm 2022, TP.HCM sẽ triển khai dự án giải quyết “điểm nóng” sân bay Tân Sơn Nhất, đường cảng Cát Lái; các dự án có tính chất kết nối liên vùng như: Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, vành đai 3, 4; cao tốc TP.HCM - Chơn Thành...

Thành phố cũng sẽ xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích việc xây dựng nhà ở xã hội, giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp, giãn dân tại các khu vực có điều kiện sống không đảm bảo. Năm 2022, thành phố phấn đấu khởi công ít nhất 6 chung cư thay chung cư cũ; chuẩn bị pháp lý để khởi công thay nhà trên và ven kênh rạch...

"Năm 2022 phải phấn đấu, nỗ lực hơn đưa thành phố trở lại nhịp độ tăng trưởng vốn có", người đứng đầu UBND TP.HCM nhấn mạnh.

Trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Chủ tịch TP.HCM nhấn mạnh việc cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức; không sử dụng kinh phí, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân, trái quy định trong dịp Tết...

Năm 2021 mất đà, 2022 phải vượt chướng ngại vật

Trong bài phát biểu chỉ đạo gần một giờ tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhìn lại các kết quả, hạn chế và cả những kỷ niệm trong 5 tháng chống dịch. Một lần nữa, ông nhấn mạnh trong giai đoạn phục hồi, toàn hệ thống chính trị phải "biến đau thương thành hành động", phấn đấu 200% sức lực, đưa thành phố bứt phá.

"Nếu ta làm tốt tất cả điều ta nói tại hội nghị này có thể cũng tạo diễn biến mạnh mẽ rồi. Mong các đồng chí biến suy nghĩ, lời nói, hành động thành dòng chảy để đem lại hiệu quả", Bí thư Nguyễn Văn Nên gửi gắm.

Năm 2021, TP.HCM đã "mất đà" để thực hiện chỉ tiêu 5 năm 2021-2025. Do đó, năm 2022, thành phố vừa chịu gánh nặng vượt chướng ngại vật trước mắt, vừa tạo áp lực để bù đắp lại những mất mát trong năm 2021.

Bí thư Nguyễn Văn Nên nhận định sau giai đoạn chật vật ứng phó, TP.HCM đã bắt đầu thích ứng linh hoạt và sắp tới phải kiến tạo chứ không "loay hoay thụ động", mất đi sức sống năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.

phuc hoi kinh te TP.HCM anh 2

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: Chí Hùng.

Nhìn nhận chỉ tiêu năm 2022 của TP.HCM là cao, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh nếu có tâm huyết thì sẽ nỗ lực và có thể làm được. Ông kể lại giai đoạn Chính phủ ban hành Nghị quyết 86, yêu cầu các địa phương kiểm soát dịch bệnh trước 15/9.

"Lúc Nghị quyết 86 đưa ra, chúng tôi có tham gia vào, hỏi ý kiến và biết rằng TP.HCM đến 15/9 không thể kiểm soát được dịch bệnh. Nhưng Nghị quyết buộc đến 15/9 phải cơ bản kiểm soát. Chúng tôi đồng ý. Tôi nói phải đề ra để quyết tâm, buộc ta phải hành động, huy động lực lượng mạnh nhất có thể, và chính vì thế mà ta vượt qua được", Bí thư Nên kể lại.

Về nhiệm vụ năm tới, người đứng đầu Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh tâm thế sẵn sàng thay đổi cách sống, dám chấp nhận cái mới chứ không tránh né. Ông dẫn chứng giai đoạn dịch, Thủ tướng họp trực tuyến, chỉ huy tới từng xã, phường. Đây là việc trước đó chưa ai nghĩ tới, nhưng cho thấy hiệu quả.

Nhiệm vụ tiếp theo là hoàn thiện thể chế. Ông Nên cho biết sắp tới, TP.HCM sẽ ban hành nghị quyết về TP Thủ Đức, sau đó là huyện Cần Giờ. Quan điểm của thành phố là cấp nào làm tốt thì mạnh dạn phân quyền.

Một vấn đề then chốt khác là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Lãnh đạo phải là người gương mẫu, hết lòng vì dân.

"Khi chúng ta đồng lòng, quyết tâm, nghiêm túc, thực hiện có hiệu quả chắc chắn dân sẽ ủng hộ. Dân ủng hộ ít thành công ít, nhiều thành công nhiều, dân ủng hộ hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn", Bí thư Nên nhận định.

Sở Nội vụ TP.HCM đề nghị giáng chức cán bộ bị cấp trên phê bình

Sở Nội vụ đề xuất điều động và bố trí vị trí làm việc thấp hơn trong trường hợp thực hiện không tốt nhiệm vụ bị cấp trên phê bình, nhắc nhở.

Deo An Khe te liet hinh anh

Đèo An Khê tê liệt

0

Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường, bịt lối thoát nước, gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.

Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm