Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tại sao TP.HCM chỉ giải ngân được hơn 55% vốn đầu tư công?

Năm 2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM ở mức rất thấp, chỉ đạt 55,4% so với 95% của năm 2020.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM năm 2022 diễn ra ngày 8/1, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết trong giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn trung hạn chỉ đáp ứng khoảng 1/5 nhu cầu. Trước tình hình đó, ông nhấn mạnh 2 nhiệm vụ trọng tâm của ngành này là tìm nguồn vốn và giải ngân nguồn vốn hiệu quả.

Tính đến hết tháng 11/2021, tổng số vốn kế hoạch đầu tư công đã giải ngân tại Kho bạc Nhà nước là hơn 13.000 tỷ đồng, đạt 39,53% tổng kế hoạch vốn giao (hơn 33.000 tỷ đồng). Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 đến hết tháng 12/2021 là hơn 18.330 tỷ đồng, bằng 55,4% tổng kế hoạch vốn giao.

Kết quả giải ngân vốn đầu tư công TP.HCM năm 2021
Tính đến 30/11/2021
NhãnVốn Trung ương trong nướcVốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ươngVốn ngân sách thành phố giải ngânVốn ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ
Số vốn giải ngân tỷ đồng 180.751480.6411456.646967.64
Số vốn được giao
211.893615.79320336.4618934.535

Phân tích nguyên nhân, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho rằng có phần do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến giá nguyên vật liệu tăng cao đột biến; khó huy động số lượng lao động, cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề, chuyên gia; chủ đầu tư phải ưu tiên nguồn lực về con người cho công tác chống dịch.

Trong khi đó, một số dự án chậm nghiệm thu hoàn thành, quyết toán dự án, điều chỉnh dự án...

Về giải pháp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai cho biết căn cứ tiến độ giải ngân, Sở sẽ điều chuyển vốn của các dự án giải ngân thấp sang dự án có khả năng giải ngân cao.

Với tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 hơn 140.000 tỷ đồng, thành phố dự kiến chỉ đáp ứng khoảng 21,2% tổng nhu cầu vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 (nhu cầu là hơn 672.000 tỷ đồng).

Do đó, thành phố cần có giải pháp để lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt huy động nguồn lực đầu tư ngoài Nhà nước, đẩy mạnh hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng chiến lược.

TP.HCM đề xuất Trung ương bổ sung nguồn thu từ phí sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển vào nguồn vốn đầu tư công cho kế hoạch đầu tư công trung hạn; nâng mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.

giai ngan dau tu cong TP.HCM anh 1

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai. Ảnh: Phạm Ngôn.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu nhiều giải pháp liên quan đến đấu giá nguồn đất chưa sử dụng. Cụ thể là rà soát quỹ đất công không có nhu cầu để xây dựng phương án bán đấu giá; tổ chức sớm đấu giá với khu đất đã có chủ trương.

Trường hợp đất thuê Nhà nước có vi phạm thì xem xét thu hồi theo quy định để tổ chức đấu giá. Sở đề xuất thu hồi thêm đất 2 bên công trình hạ tầng để tái định cư và bán đấu giá nhằm có thêm kinh phí thực hiện dự án, phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị.

Ngoài ra, Sở này cũng rà soát các dự án mà nguồn vốn đầu tư công còn thiếu, chưa thể đáp ứng nhưng có thể thực hiện xã hội hóa để chủ động mời gọi đầu tư, huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư.

Vì sao TP.HCM đề nghị giảm gần 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2021?

Dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2) chỉ giải ngân được 13,1 tỷ trong tổng số vốn 790 tỷ đồng được giao, tương đương tỷ lệ 1,6%.

6 ca mắc Omicron tại TP.HCM đã xuất viện

Trong 11 ca mắc Omicron được ghi nhận ở TP.HCM có 6 ca xuất viện, 5 ca nhiễm mới đang được điều trị.

Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm