Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao TP.HCM đề nghị giảm gần 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2021?

Dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2) chỉ giải ngân được 13,1 tỷ trong tổng số vốn 790 tỷ đồng được giao, tương đương tỷ lệ 1,6%.

Ngày 17/12, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng ký công văn khẩn gửi Bộ Tài chính về đăng ký điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 với nguồn ODA vay lại vốn nước ngoài của Chính phủ.

Theo đó, cuối năm 2020, TP.HCM đã giao và phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công với gần 9.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA vay lại cho 4 dự án. Tuy nhiên, ước giải ngân vốn năm 2021 của cả 4 dự án chỉ đạt hơn 3.000 tỷ đồng, khoảng 33,8%.

Theo báo cáo của chủ đầu tư, TP.HCM đề nghị nghị điều chỉnh giảm 5.909 tỷ đồng tiền vốn ODA năm 2021 cho 4 dự án.

Ước giải ngân và kiến nghị giảm vốn ODA của 4 dự án tại TP.HCM
Nguồn: UBND TP.HCM
Nhãn Metro 1 Cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2) Vệ sinh môi trường TP.HCM (giai đoạn 2) Phát triển giao thông xanh TP.HCM
Kế hoạch vốn 2021 tỷ đồng 6562.535 790 990 592
Ước giải ngân 2021
2779.065 13.1 200 33
Kiến nghị giảm vốn ODA
3783.47 776.9 790 559

Báo cáo cho thấy ngoài dự án xây dựng đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (Metro 1) có tỷ lệ giải ngân năm 2021 ước đạt trên 42%, các dự án còn lại rất thấp.

Dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2) chỉ giải ngân được 1,6%. Dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM chỉ giải ngân gần 5,6% kế hoạch vốn đã giao. Dự án vệ sinh môi trường TP.HCM (giai đoạn 2) cũng chỉ đạt tỷ lệ 20,2%.

TP.HCM lý giải việc giải ngân chậm nguồn vốn ODA là do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc vận chuyển trang thiết bị, vật liêu xây dựng; và biến động giá cả, khan hiếm cục bộ vật liệu xây dựng, nhân công thiếu hụt...

Về mặt chủ quan, các công tác chuẩn bị đầu tư dự án (bồi thường, giải phóng mặt bằng, thiết kế...) chậm triển khai; dự báo nhu cầu, kế hoạch vốn chưa sát thực tế; một số dự án chưa hoàn tất thủ tục điều chỉnh hiệp định vay nên chưa thể giải ngân.

UBND TP.HCM cam kết chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ các dự án, nâng cao khả năng giải ngân hết số vốn ODA vay lại vốn nước ngoài của Chính phủ năm 2021 sau khi được Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh giảm.

TP.HCM xin được điều chỉnh dự án nhà xã hội sang thương mại

TP.HCM đề xuất Chính phủ cho phép tự điều chỉnh dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và ngược lại, phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chung...

Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm