Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Thu Hằng. |
Sau một năm chuẩn bị, TP.HCM lần đầu công bố tổ chức đánh giá năng lực cạnh tranh quản lý (DDCI) của 25 đơn vị cấp sở, ban, ngành và 22 địa phương với trên 29.000 phiếu khảo sát.
"Đây là khởi đầu giai đoạn đánh giá các địa phương. Từ đó, các cấp tự nhận thức lại những nỗ lực của mình đã thỏa mãn được lòng doanh nghiệp chưa để chúng ta cải cách tốt hơn", Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nói tại Hội nghị công bố triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở - ban - ngành và địa phương DDCI TP.HCM, sáng 16/12.
Nhìn nhận TP.HCM không tiên phong triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh, song ông Hoan cho biết DDCI của thành phố lại mang tính đặc thù do TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước về quy mô kinh tế; thu hút đầu tư lẫn giải quyết các bài toán kinh tế xã hội.
Thay vì đánh giá doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ lắng nghe doanh nghiệp nhìn nhận về mình. "Phương pháp làm này hoàn toàn mới và khách quan, độc lập, không có sự can thiệp vào hệ thống", Phó chủ tịch TP.HCM nói.
Bộ tiêu chí đánh giá gồm 65 chỉ tiêu đối với sở ban, ngành và 80 chỉ tiêu cho 22 địa phương, các chỉ tiêu được gán trọng số dựa trên phiếu đánh giá của doanh nghiệp để đưa ra chỉ số tổng hợp, xếp hạng các sở ban ngành địa phương về chất lượng điều hành kinh tế.
Trao đổi về tiêu chí đánh giá DDCI tại hội nghị, bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ khẳng định việc đánh giá tình hình cải cách hành chính ở các địa phương trong đó có TP.HCM là rất cần thiết trong bối cảnh thế giới đang có sự dịch chuyển dòng chảy đầu tư, nhất là với một số quốc gia. Điều này giúp nhà đầu tư nước ngoài được tạo điều kiện tìm hiểu hơn về môi trường TP.HCM
"Song chúng ta cần tìm cách giữ chân nhà đầu tư, làm cho họ thỏa mãn, bung vốn sản xuất kinh doanh", bà Mary chia sẻ.
Bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ. Ảnh: Thu Hằng. |
Ông Phạm Phú Trường, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, cho hay việc đánh giá DDCI của TP phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế đô thị lớn nhất nước cần vượt thách thức để phát triển. Sự lựa chọn lắng nghe, thấu hiểu từ 2 phía sẽ tạo ra những đột phá.
Theo ông Trường, DDIC dựa trên nền tảng bộ chỉ số được xây dựng trên nền kinh tế năng động, sáng tạo, đầy khát vọng của doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Việc phân tích đánh giá sẽ là bản lề đưa ra phương hướng, giải pháp hành động thực tế nhất, cải thiện môi trường đầu tư, cạnh tranh để doanh nghiệp được phục vụ tốt nhất.
Bộ chỉ số cũng được xây dựng theo hướng tiệm cận, cạnh tranh các thành phố có nền kinh tế tương đồng, từ đó hướng đến để thu hút đầu tư, doanh nghiệp lớn hơn.
"Chúng tôi mong có sự chia sẻ gần gũi với các đơn vị để cùng đồng lòng, gắn bó và tìm sự đột phá chung cho nền kinh tế TP", ông Phạm Phú Trường nói.
Là người tham gia vào quá trình tư vấn xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá DDCI, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, nhìn nhận điểm sáng trong bộ tiêu chí DDCI của TP.HCM là đánh giá vai trò của người lãnh đạo mà bộ PCI không có.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM. Ảnh: Thư Trần. |
"Trong bộ máy vận hành, trách nhiệm, sự dũng cảm và đột phá, mạnh dạn của người đứng đầu được chúng tôi kỳ vọng rất nhiều về việc đáp ứng những mong muốn, gửi gắm của cộng đồng doanh nghiệp", ông Hòa chia sẻ.
Sau khi lắng nghe các ý kiến của các đơn vị, doanh nghiệp, Phó chủ tịch Võ Văn Hoan nhìn nhận thời gian qua, TP.HCM đã đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng chưa thực sự chia sẻ, hỗ trợ hết mức cho doanh nghiệp.
"Doanh nghiệp rất chia sẻ với chúng ta, nhưng thời gian với họ là tiền bạc, là cơ hội đầu tư khi mất đi sẽ không thể nắm bắt lại. Trong khi đó, chúng ta hay 'đu đưa, đùn đẩy, doanh nghiệp nhìn cũng 'choáng', cuối cùng không biết trách nhiệm của ai", ông Hoan nói và cho rằng đây là bài toán còn tồn đọng trong quản lý các cấp, ngành.
Do đó, để quản trị, phục vụ, kiến tạo phát triển, TP.HCM phải "lắng nghe, thấu hiểu, đồng lòng và đột phá", làm cho doanh nghiệp hiểu, đồng lòng lẫn đồng hành với thành phố.
Lãnh đạo TP.HCM nhận định sự cải tiến năng lực quản lý, phục vụ người dân, doanh nghiệp của cơ quan quản lý không cần chờ đến kết quả đánh giá sau 3 tháng tới. Thay vào đó, ông đề nghị đơn vị quán triệt lại đội ngũ cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu, chủ động rà soát các tiêu chí, xây dựng phương án để triển khai thực hiện DDCI. Sau 3 tháng, các đơn vị phải tổ chức hội nghị tìm ra giải pháp khắc phục từ phản ánh của chuyên gia, hội đồng doanh nghiệp.
Chuyện kể từ Sài Gòn gồm 65 tản văn viết về những địa danh hoặc công trình kiến trúc của Sài Gòn mà phần lớn không còn nữa và những đồ vật hôm nay đã biến mất hoặc rất hiếm thấy.
Loanh quanh Sài Gòn là cuốn sách đọc nhẹ nhàng mà chứa đựng nhiều thông tin thú vị, độc giả được ngược dòng thời gian về với miền ký ức qua những câu chuyện độc đáo, có điểm nhấn riêng.
Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm, nhưng tác giả còn dẫn bạn đọc khám phá lịch sử của vùng đất với độ lùi xa hơn một thế kỷ.