Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM đề xuất loạt giải pháp gỡ nút thắt cho thị trường bất động sản

Nguồn cung bất động sản tại TP.HCM những năm qua giảm rõ, nhiều dự án xây dở dang phải dừng lại, gây lãng phí nguồn lực cho xã hội. 

Bất động sản nhà phố tại khu Cát Lái, TP Thủ Đức. Ảnh: Quỳnh Danh.

UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về thị trường bất động sản trên địa bàn. Đồng thời đề xuất các bộ, ngành Trung ương giải pháp để tháo gỡ vấn đề tăng nóng, sốt cục bộ bất động sản; ngăn chặn phân lô, bán nền tại khu vực chưa được phép đầu tư; chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay, thổi giá gây nhiễu loạn thông tin thị trường.

Theo đó, UBND TP.HCM nhận định nguồn cung bất động sản những năm qua trên địa bàn giảm rõ do quy định pháp luật về đầu tư nhà ở, đất đai, quy hoạch đô thị chưa có sự thống nhất. Nhiều dự án đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và rà soát lại thủ tục pháp lý, quy hoạch, nghĩa vụ tài chính.

Bên cạnh đó, việc xuất hiện tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, chậm giải quyết của một số cơ quan quản lý Nhà nước đã dẫn đến khan hiếm dự án nhà ở đủ điều kiện pháp lý bổ sung cho thị trường.

Đồng thời, việc kiểm soát chặt kênh tín dụng ngân hàng cũng như phát hành trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp bất động sản; thanh khoản thị trường thấp. Nhiều dự án xây dở dang phải dừng lại, gây lãng phí nguồn lực cho xã hội.

Để tháo gỡ tình trạng này, UBND TP.HCM đề xuất tăng cường kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán, ngăn chặn đầu cơ, thao túng, thổi giá.

Việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư, cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, có kết quả kinh doanh thua lỗ, không có tài sản đảm bảo cần được tập trung kiểm tra, giám sát.

Đồng thời, các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất cần được rà soát, sửa đổi để đảm bảo tính công khai, minh bạch, cạnh tranh và phù hợp thực tế.

TP.HCM cũng đề xuất cho phép các chủ đầu tư đã hoàn thành việc bồi thường giải phóng mặt bằng và có quyết định giao đất, hoàn thành nghĩa vụ tài chính do cơ quan Nhà nước xác nhận được phép chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án tương ứng.

Đồng thời, thành phố kiến nghị thêm về việc sớm ban hành quy định về thuế suất giao dịch bất động sản và số lượng bất động sản sở hữu chịu thuế để tạo động lực cho người dân khai báo đúng giá trị giao dịch, đảm bảo hoạt động kinh doanh bất động sản được minh bạch.

Các tổ chức tín dụng cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, cho vay đối với lĩnh vực bất động sản. Vốn vay cần ưu tiên cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở giá rẻ.

Theo kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021-2025 và năm 2021, 2022, địa phương đặt chỉ tiêu tăng 50 triệu m2 sàn trong 5 năm. Năm 2022, địa phương cần tăng 6,6 triệu m2 sàn. Đến nay, thành phố đã hoàn thành 8 triệu m2 nhà ở, vượt 21,2% kế hoạch, diện tích bình quân đạt 21,4 m2/người.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

TP.HCM dành 20 khu đất rộng 38 ha để xây nhà ở xã hội

Với mục tiêu xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, TP.HCM đã quy hoạch 20 khu đất rộng hơn 38 ha để thực hiện việc này.

Thư Trần

Bạn có thể quan tâm