Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đề cập khả năng mở rộng hành lang ngũ cốc

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm 11/12 đã thảo luận về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen với người đồng cấp Nga - Ukraine, trong đó đề cập tới khả năng mở rộng hành lang ngũ cốc.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - Nga gặp nhau hồi tháng 10. Ảnh: Sputnik.

Theo tuyên bố của văn phòng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, ông Recep Erdogan cho rằng Moscow có thể tiến hành xuất khẩu thực phẩm và các loại hàng hóa khác thông qua hành lang ngũ cốc ở Biển Đen, Reuters đưa tin.

Điện Kremlin cho biết trong tuyên bố rằng "thỏa thuận này có tính chất phức tạp, đòi hỏi phải loại bỏ các trở ngại với nguồn cung có liên quan tới Nga, nhằm đáp ứng các quốc gia đang có nhu cầu nhất”.

Ngoài ra, hai bên cũng đề cập tới chiến sự Ukraine, trong đó ông Erdogan kêu gọi nhanh chóng chấm dứt xung đột. Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về quan hệ song phương và các vấn đề khu vực, theo Bloomberg.

Điện Kremlin cho biết ông Erdogan và ông Putin đã nhắc tới đề xuất của Nga về việc thành lập cơ sở xuất khẩu khí đốt tự nhiên tại Thổ Nhĩ Kỳ. "Tầm quan trọng đặc biệt của các dự án năng lượng chung, chủ yếu trong ngành công nghiệp khí đốt, đã được nhấn mạnh", Điện Kremlin cho biết.

Trong khi đó, cùng ngày 11/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông "tiếp tục đối thoại" với ông Erdogan. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về “những hành động tiếp theo và khả năng mở rộng hành lang ngũ cốc”.

Hồi tháng 7, Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian thỏa thuận giữa Kyiv và Moscow, tạo điều kiện để ngũ cốc của Ukraine đi qua Biển Đen xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đổi lại, nông sản và phân bón của Nga cũng được phép xuất khẩu.

Hiện tại, cả Nga và Ukraine đang tìm cách thúc đẩy xuất khẩu. Moscow tìm kiếm đảm bảo tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu thực phẩm và phân bón, trong khi Kyiv muốn mở rộng thỏa thuận để tăng số lượng cảng Ukraine mở cho hoạt động vận chuyển.

Cạnh tranh Nga - Mỹ về vấn đề Ukraine

Trong cuốn sách “Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ: Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ukraine”, tiến sĩ Phan Thị Thu Dung nhận định đặt trong tổng thể cạnh tranh chiến lược Nga - Mỹ từ năm 2013 đến nay thì Ukraine là điển hình cho cạnh tranh địa chiến lược quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu về quân sự trên nhiều chiến tuyến, từ an ninh, chính trị, kinh tế đến truyền thông, năng lượng.

Belarus cho ngũ cốc từ Ukraine quá cảnh

Belarus thông báo với Liên Hợp Quốc sẽ cho phép ngũ cốc của Ukraine quá cảnh qua lãnh thổ nước này để tới Lithuania mà không cần bất cứ điều kiện nào.

Mỹ viện trợ thêm gói quân sự trị giá 275 triệu USD cho Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 9/12 đã phê duyệt khoản viện trợ quân sự mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine nhằm giúp tăng cường khả năng phòng không của nước này.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm