Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tôm Việt Nam 'đắt hàng', thu hơn 1 tỷ USD từ Mỹ và Trung Quốc

Sau gần 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ và Trung Quốc đã vượt 1 tỷ USD. Đây cũng là loại thủy sản mang về kim ngạch cao nhất cho Việt Nam.

Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sau 9 tháng đạt 2,8 tỷ USD. Ảnh: RIA3.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm là sản phẩm thủy sản mang về kim ngạch cao nhất cho Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2024, giá trị xuất khẩu loại thủy sản này đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang một số thị trường lớn đều đạt kết quả khả quan và luôn có xu hướng tăng tốc vào quý III hàng năm. Tính đến ngày 15/9, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 516 triệu USD (+8%); EU đạt 337 triệu USD (+15%); Trung Quốc và Hong Kong đạt 529 triệu USD (+26%); Nhật Bản đạt 342 triệu USD (-1%).

Theo số liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), trên thị trường Mỹ trong tháng 8, xuất khẩu tôm Việt Nam ghi nhận tín hiệu tích cực trong khi các đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuador đều giảm.

Giá trung bình nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào Mỹ cũng tăng từ 4,59 USD/pound (tháng 7) lên 4,95 USD/pound (tháng 8). Giá mỗi pound cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tháng 8 cũng là thời điểm nhập khẩu tôm của Mỹ đạt cao nhất kể từ đầu năm, mặc dù số liệu vẫn ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm nay, tôm đông lạnh xuất khẩu vẫn bị tác động bởi xu hướng giá chưa phục hồi rõ rệt, cùng với áp lực giá bán cạnh tranh với tôm Ecuador và Ấn Độ. Tuy nhiên, tôm chế biến của Việt Nam vẫn có vị thế tốt ở các thị trường.

Nhờ đó, tính đến cuối tháng 9, xuất khẩu tôm chân trắng chế biến vẫn tăng gần 10%, trong khi tôm chân trắng đông lạnh tăng nhẹ 4,5%. Lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm chân trắng đạt gần 2 tỷ USD, xuất khẩu tôm sú đạt 334 triệu USD.

Giá tôm nguyên liệu của Việt Nam đã cải thiện hơn kể từ tháng 7. Giá tôm chân trắng nguyên liệu các cỡ 50, 80, 100 con/kg tăng đều kể từ tháng 7 đến tháng 9.

Giá trung bình tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và EU cũng bật tăng từ tháng 6. Giá xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản cũng nhích nhẹ.

Dự kiến giá tôm nguyên liệu vẫn sẽ tiếp tục khả quan trong quý IV. Tuy nhiên, VASEP cho rằng có khả năng thiếu nguyên liệu cục bộ do đây là giai đoạn Trung Quốc sẽ tăng mua cho nhu cầu lễ Tết Nguyên đán và năm mới. Do đó, hiệp hội khuyến nghị doanh nghiệp cần gia tăng nguồn nguyên liệu để đẩy mạnh sản xuất các đơn hàng cuối năm.

Tôm, cá tra mang về cho Việt Nam hơn 4 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm, lần lượt đạt 2,7 tỷ USD1,4 tỷ USD. Dự báo 2 mặt hàng này đem về khoảng 6 tỷ USD trong năm nay.

Bong bóng cá bị người Việt bỏ đi được Trung Quốc thu mua làm quà biếu

Bong bóng cá khô được Trung Quốc ưa chuộng. Trong 8 tháng đầu năm, thị trường này đã nhập khẩu 21 triệu USD bong bóng cá tra khô từ Việt Nam.

Mực, bạch tuộc Việt đổ bộ Hàn Quốc sau vụ Nhật xả nước thải hạt nhân

Vụ xả nước thải hạt nhân của Nhật Bản làm giảm giá trị nhập khẩu hải sản của Hàn Quốc từ các nước láng giếng. Quốc gia này phải tăng nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm