Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong quý III đạt 2,76 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, các mặt hàng chủ lực đều có những bứt phá đáng kể gồm cá tra (+13,5%), tôm (+17,5%), cua ghẹ (+56%), nhuyễn thể có vỏ (+95%).
Tuy nhiên, tính riêng tháng 9, xuất khẩu cá ngừ giảm gần 6% so với cùng kỳ, khiến kim ngạch cả quý III chỉ cao hơn khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
VASEP đánh giá từ tháng 8, hoạt động xuất khẩu cá ngừ đã chững lại và có chiều hướng tụt dốc trong những tháng cuối năm. Nguyên nhân chủ yếu do quy định đánh bắt cá ngừ kích thước tối thiểu 0,5 m khiến ngư dân không khai thác được, doanh nghiệp không có nguyên liệu để chế biến.
Lũy kế 9 tháng, xuất khẩu cá ngừ tăng 16% so với cùng kỳ lên 715 triệu USD. Trong đó, cá ngừ loin/phile đông lạnh chiếm 48% tỷ trọng, cá ngừ đóng hộp chiếm 30%. Phần lớn tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ đều là kết quả của nửa đầu năm.
Mặt hàng cá tra trong 9 tháng đầu năm mang về 1,46 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm cá tra chế biến tuy chiếm tỷ trọng khiêm tốn nhưng tăng đột biến 42%, cá tra nguyên con đông lạnh tăng 24% còn cá tra phile/cắt khúc đông lạnh tăng nhẹ 4%.
Tôm mang về kim ngạch xuất khẩu cao nhất với gần 2,8 tỷ USD sau 3 quý, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm 2024, tôm đông lạnh xuất khẩu vẫn bị tác động bởi xu hướng giá chưa phục hồi rõ rệt, cùng với áp lực cạnh tranh giá với tôm Ecuador và Ấn Độ. Tuy nhiên, tôm chế biến của Việt Nam vẫn có vị thế tốt ở các thị trường.
XUẤT KHẨU TÔM, CÁ TRA ĐEM VỀ HÀNG TỶ USD | |||||||||
Nguồn: VASEP. | |||||||||
Nhãn | Tôm | Cá tra | Cá ngừ | Cá khác | Mực, bạch tuộc | Nhuyễn thể có vỏ | Nhuyễn thể khác | Cua, ghẹ | |
Giá trị xuất khẩu | triệu USD | 2791 | 1462 | 715 | 1345 | 164 | 145 | 9 | 227 |
Mặt hàng mực, bạch tuộc ở phân khúc sản phẩm chế biến cũng có tín hiệu xuất khẩu tốt hơn so với hàng đông lạnh. Tuy nhiên, tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc trong 9 tháng vẫn giảm nhẹ 2,7% so với cùng kỳ, đạt 464 triệu USD.
Đáng chú ý, xuất khẩu cua ghẹ từ đầu năm tới nay luôn giữ mức tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này tăng 56% trong quý III và tăng 66% trong 9 tháng đầu năm lên 227 triệu USD, chủ yếu nhờ xuất khẩu cua sống sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh.
Hiệp hội đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản đang có tín hiệu tích cực cho cộng đồng ngành thủy sản, dự báo kim ngạch đạt được kết quả tốt hơn so với năm 2023 với giá trị 9,5 tỷ USD, tăng 7%.
Trong đó, xuất khẩu tôm ước đạt gần 4 tỷ USD; cá tra đạt khoảng 2 tỷ USD; cá ngừ xấp xỉ 1 tỷ USD; mực, bạch tuộc khoảng 640 triệu USD.
“Nhu cầu của các thị trường đang hồi phục, giá xuất khẩu ở các thị trường đang và sẽ tiếp tục tăng là động lực cho doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu trong những tháng cuối năm và năm 2025”, VASEP nhận định.
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Mỹ, Trung Quốc chi cả tỷ USD mua tôm từ Việt Nam
Lũy kế 8 tháng đầu năm, 2 thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc đã chi lần lượt 482 triệu USD và 477 triệu USD nhập khẩu tôm từ Việt Nam.
Bong bóng cá bị người Việt bỏ đi được Trung Quốc thu mua làm quà biếu
Bong bóng cá khô được Trung Quốc ưa chuộng. Trong 8 tháng đầu năm, thị trường này đã nhập khẩu 21 triệu USD bong bóng cá tra khô từ Việt Nam.
Mực, bạch tuộc Việt đổ bộ Hàn Quốc sau vụ Nhật xả nước thải hạt nhân
Vụ xả nước thải hạt nhân của Nhật Bản làm giảm giá trị nhập khẩu hải sản của Hàn Quốc từ các nước láng giếng. Quốc gia này phải tăng nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam.