Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mực, bạch tuộc Việt đổ bộ Hàn Quốc sau vụ Nhật xả nước thải hạt nhân

Vụ xả nước thải hạt nhân của Nhật Bản làm giảm giá trị nhập khẩu hải sản của Hàn Quốc từ các nước láng giếng. Quốc gia này phải tăng nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam.

Giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ đứng sau Trung Quốc. Ảnh: T.L.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hàn Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam khi chiếm hơn 40% tổng giá trị xuất khẩu.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường Hàn Quốc đạt 114 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ. Riêng quý II, 2 loại hải sản mang về cho Việt Nam 58 triệu USD, tăng 13%.

Tiếp đà tăng từ năm 2023, trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng dương. Giá trị xuất khẩu trong tháng 5 và 6 thậm chí tăng trưởng 2 con số.

VASEP đánh giá nhu cầu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc giữ ổn định trong nửa đầu năm nay. Bên cạnh đó, Hàn Quốc giảm nhập khẩu từ các nguồn cung khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Peru nên tăng nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo hiệp hội, vụ xả nước thải hạt nhân của Nhật Bản làm giảm nhu cầu nhập khẩu hải sản của Hàn Quốc từ Nhật Bản. Lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản của Trung Quốc cũng khiến nguồn cung mực, bạch tuộc từ Trung Quốc cho các thị trường như Hàn Quốc giảm sút do thiếu hụt nguyên liệu chế biến.

Dự kiến xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng dương trong các tháng tiếp theo của năm 2024 khi lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản vào Trung Quốc vẫn chưa được dỡ bỏ.

NGUỒN CUNG MỰC, BẠCH TUỘC CHỦ LỰC CHO HÀN QUỐC
Nguồn: ICT.
NhãnTrung Quốc Việt NamPeruArgentinaThái LanTây Ban NhaChile
Giá trị nhập khẩu triệu USD 2291174515221010

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, bạch tuộc là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2024, không chỉ chiếm tỷ trọng áp đảo mà còn tăng trưởng mạnh hơn so với mực.

Trong đó, các sản phẩm bạch tuộc khô/muối/sống/tươi/đông lạnh chiếm tới 68% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm mực, bạch tuộc. Nhóm sản phẩm này tăng 18% trong khi nhóm bạch tuộc chế biến giảm 15%.

Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu bạch tuộc đông lạnh, bạch tuộc cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, mực khô lột da, mực nút đông lạnh… từ Việt Nam.

Giá trung bình xuất khẩu bạch tuộc sang Hàn Quốc ổn định hơn giá mực. Quý II năm nay, giá trung bình xuất khẩu mực của Việt Nam sang Hàn Quốc có xu hướng giảm.

Theo số liệu của ITC, nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc từ các nước trong 6 tháng đầu năm 2024 giảm 3% xuống 494 triệu USD. Việt Nam đứng thứ 2 về cung cấp mực, bạch tuộc cho Hàn Quốc, sau Trung Quốc. Trung Quốc và Việt Nam lần lượt chiếm 46% và 24% tổng giá trị nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc.

Theo VASEP, nhập khẩu thủy hải sản của Hàn Quốc có khả năng tăng trở lại trong năm nay khi kinh tế quốc gia này được dự báo phục hồi. Cuối năm 2024, đồng nội tệ của Hàn Quốc có thể tăng giá.

Tại Hàn Quốc, nhu cầu đối với thực phẩm nấu chín, chế biến và bảo quản sẵn đang tăng lên nhanh chóng. Những thông tin này có thể là tín hiệu tích cực cho xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này.

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng đột biến

Theo Vasep, trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam tăng vọt hơn 18 lần so với cùng kỳ 2023, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 30 triệu USD, tăng 27 lần.

Người Hàn Quốc chi hàng triệu USD thưởng thức cá ngừ Việt Nam

6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Hàn Quốc đạt hơn 14 triệu USD, tăng 144% so với cùng kỳ, tương đương bình quân mỗi tháng hơn 2,3 triệu USD.

Doanh nghiệp lãi cả tỷ đồng mỗi ngày nhờ bán phồng tôm

Hai doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bánh phồng tôm trong nước là Thực phẩm Bích Chi và Xuất nhập khẩu Sa Giang đều chứng kiến kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý II.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm