Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tội ác của phiến quân Hồi giáo qua lời kể của người tị nạn

Trên chuyến bay tới Pháp, hai người tị nạn Iraq tiết lộ câu chuyện về những vụ hiếp dâm kinh hoàng và nỗi sợ hãi mà những kẻ Hồi giáo cực đoan gây ra trên quê hương của họ.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius cùng những người dân tị nạn Iraq đáp máy bay xuống Pháp hôm
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius chào đón những người dân tị nạn Iraq sau khi họ đáp máy bay xuống Pháp hôm 21/8. Ảnh: AFP

Thánh chiến lộng hành

Một người đàn ông theo Cơ Đốc giáo tên Rene cho biết những kẻ Hồi giáo cực đoan đang điên cuồng hoành hành tại hai quốc gia Trung Đông là Syria và Iraq. Rene là một trong số 40 người tị nạn ở trên chuyến bay rời khỏi thành phố Erbil, Iraq, để tới thủ đô Paris của Pháp hôm 21/8. 

“Lũ chiến binh thánh chiến đã hãm hiếp nạn nhân mà chúng đã bắt cóc gồm phụ nữ và trẻ em gái”, Rene kể.

Theo Rene, nhiều người theo đạo Cơ Đốc muốn tới Pháp hay các nước châu Âu bởi họ không thể sống chung với những người thù ghét họ. "Chúng tôi đang bị sỉ nhục và ngược đãi nên không thể tiếp tục sống như vậy dù phải bắt đầu mọi chuyện từ con số không. Điều này thật khó, nhưng vẫn tốt hơn việc chúng tôi sống dưới mối đe dọa và bất an”, Rene thừa nhận.

AFP đưa tin, Ngoại trưởng Fabius hôm 22/8 nói rằng, chính phủ Pháp sẽ trợ giúp các người Cơ Đốc giáo tại Iraq và nhấn mạnh nước Pháp đã chuẩn bị mọi phương án để sơ tán dân trong “những trường hợp đặc biệt”. Nếu tất cả người tị nạn rời khỏi Iraq, thực trạng ấy sẽ tác động mạnh mẽ tới những kẻ cực đoan và làm chuyển biến tình hình. Tuy nhiên, theo ông Fabius, các quốc gia phương Tây phải cùng hành động để cứu “các trường hợp đặc biệt”.

Sau khi chiếm giữ Mosul hồi tháng 6, IS tiếp tục mở các đợt tấn công thành phố hai triệu dân hồi đầu tháng này. Mục tiêu của chúng là những khu vực là địa bàn sinh sống của người Cơ đốc và người Kurd đang sinh sống ở phía tây và phía đông Mosul. Hàng trăm ngìn người bỏ chạy trước sự tàn bạo của IS. Sự tàn bạo và sức mạnh của IS đã buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama thực hiện các cuộc không kích. 

Phiến quân Hồi giáo đã bắt cóc 20 con tin phương Tây

Họ là những nhân viên cứu trợ và nhà báo tự do đang cố gắng giúp đỡ thường dân và tìm hiểu sự thật đằng sau mạng lưới khủng bố khét tiếng ở Syria và Iraq.

 "Mọi chuyện thật kinh khủng"

Những người Cơ Đốc giáo tại Iraq trú ẩn bên trong một tòa nhà dang dở tại thành phố Erbil hôm 22/8 sau một đợt tấn công của IS. Ảnh: AFP
Những người Cơ Đốc giáo tại Iraq trú ẩn bên trong một tòa nhà dang dở tại thành phố Erbil hôm 22/8 sau một đợt tấn công của IS. Ảnh: AFP

Rajhad, một giáo viên dạy tiếng Anh, 31 tuổi, cũng hốt hoảng tìm cách thoát khỏi Iraq bởi cô đã sống trong nỗi sợ hãi dai dẳng nhiều năm.

“Năm 2005, IS buộc tôi phải đeo khăn trùm mặt bởi khi đó là tháng Ramadan của người Hồi giáo. Nếu tôi không tuân theo, chúng sẽ giết tôi. Lực lượng này thật khủng khiếp. Chúng muốn chúng tôi phải theo con đường Hồi giáo. Chúng muốn giết những người theo đạo Cơ đốc”.

Nếu Rajhad ở lại, cô phải đối mặt với lựa chọn khắc nghiệt, chuyển sang đạo Hồi hoặc nộp “thuế” hàng tháng. Nhưng Rajhad đã chọn cách rời đất nước.

“Chúng tôi đã rời Iraq trong vài giờ. Mọi chuyện thật kinh khủng. Pháp là cơ hội cuối cùng của chúng tôi. Giờ đây, chúng tôi không có nhà, không có việc làm và mất tất cả. Tôi từng là một giáo viên tiếng Anh. Nhưng lúc này, tôi chỉ có hai bàn tay trắng”, Rajhad tâm sự.

Hành quyết James Foley là ‘tấn công khủng bố’ nước Mỹ

Quan chức Nhà Trắng khẳng định việc lực lượng Hồi giáo cực đoan tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) hành quyết nhà báo James Foley là “hành động tấn công khủng bố” vào nước Mỹ.

Thêm manh mối từ thư phiến quân gửi gia đình nhà báo Mỹ

Rất có thể tác giả của bức thư điện tử mà phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) gửi gia đình nhà báo James Foley là người thuộc tầng lớp lao động ở Anh.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm