Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Toan tính của Iran khi bắn 180 tên lửa đạn đạo vào Israel

Sau nhiều ngày tranh cãi căng thẳng ở cấp cao nhất trong chính quyền Iran, giới chỉ huy quân sự đã thắng thế, dẫn đến vụ phóng khoảng 180 tên lửa đạn đạo tấn công Israel.

Video tên lửa đạn đạo của Iran rơi xuống Israel Iran hôm 1/10 đã bắn hàng loạt tên lửa vào Israel, một động thái được đánh giá là làm leo thang mạnh mẽ căng thẳng giữa hai bên.

Cuộc tấn công hôm 1/10 diễn ra sau khi các chỉ huy của lực lượng Vệ binh cách mạng thuyết phục Lãnh tụ tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, rằng tấn công Israel là giải pháp duy nhất có thể cho thấy vị thế mạnh mẽ của Tehran, các nguồn tin từ nội bộ chính quyền Iran cho hay.

Quân đội Iran cũng chuẩn bị sẵn hàng trăm tên lửa sẵn sàng bắn đi từ biên giới phía tây trong trường hợp Israel hay Mỹ đánh trả, hai thành viên của lực lượng Vệ binh cách mạng cho biết, theo New York Times.

Phe bảo thủ thắng thế

Trong tuyên bố đưa ra tối 1/10, Vệ binh cách mạng Iran cho biết cuộc tấn công nhằm đáp trả việc Israel sát hại thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah tại Lebanon. Ông Nasrallah là một trong những nhân vật nhiều ảnh hưởng nhất trong "trục kháng chiến" do Tehran lãnh đạo, đồng thời có quan hệ thân cận với Lãnh đạo Khamenei.

Cuộc tấn công đồng thời nhằm trả đũa vụ ám sát một chỉ huy chính trị của phong trào Hamas, cũng như một chỉ huy quân sự của Iran.

"Nếu phản ứng lại chiến dịch của Iran, chế độ phục quốc Do Thái sẽ đối mặt những đòn đánh ác liệt hơn", Vệ binh cách mạng Iran tuyên bố.

Iran tan cong Israel anh 1

Người dân trên đường phố Tehran sau cuộc tấn công của Iran vào Israel hôm 1/10. Ảnh: New York Times.

Tân Tổng thống Iran Massoud Pezeshkian trước đó từng kêu gọi các bên kiềm chế. Tuy nhiên hôm 1/10, ông Pezeshkian khẳng định vụ tấn công bằng tên lửa là hành động tự vệ hợp pháp. Ông Pezeshkian cảnh báo Thủ tướng Benjamin Netanyahu rằng "Iran không muốn chiến tranh nhưng sẽ quyết chống lại mọi đe dọa".

"Đây chỉ là một phần nhỏ sức mạnh của chúng tôi. Đừng gây chiến với Iran", Tổng thống Pezeshkian nói.

Kể từ sau vụ tấn công Hamas thực hiện ngày 7/10/2023, Israel đã liên tục leo thang chiến sự tại Gaza và sau đó là Lebanon. Hamas và Hezbollah, các tổ chức ủy nhiệm của Tehran, là mục tiêu tấn công của Israel và đều chịu thiệt hại nặng.

Với một số nhà phân tích, các bình luận ban đầu của lãnh đạo Iran, bao gồm từ Lãnh tụ tối cao Khamenei, cho thấy Tehran sẽ không mạnh tay đáp trả Israel do lo ngại một cuộc chiến tranh toàn diện.

Theo các nguồn tin từ nội bộ Iran, Tổng thống Pezeshkian, chính trị gia theo phe cải cách, đã kêu gọi hành động cẩn trọng, cảnh báo rằng Israel đang tìm cách lôi kéo Tehran vào xung đột lớn hơn.

Vài ngày trước khi Israel sát hại thủ lĩnh Hezbollah, Tổng thống Pezeshkian phát biểu tại Liên Hợp Quốc thể hiện mong muốn tháo ngòi căng thẳng tại Trung Đông.

Phe bảo thủ Iran công kích tổng thống và chính quyền của ông bằng một chiến dịch tuyên truyền quyết liệt thông qua mạng xã hội và truyền thông, cáo buộc kêu gọi kiềm chế là không phù hợp tình hình.

Vụ tấn công bằng tên lửa vào Israel hôm 1/10 cho thấy phe bảo thủ tại Iran đã chiến thắng, ít nhất vào thời điểm hiện tại.

Thông điệp răn đe

Giới chỉ huy quân sự cấp cao Iran tin rằng Tehran cần sớm răn đe Israel nhằm đảo chiều tình hình chiến sự hay ít nhất là ngăn Israel tiếp tục tấn công Hezbollah. Quan trọng hơn, Tehran muốn ngăn Israel sau đó sẽ tấn công vào Iran.

Tehran cũng muốn khôi phục uy tín với các thành viên trong "trục kháng chiến", đồng thời chặn đứng những nhận định đánh giá thấp sức mạnh của Iran và các đồng minh trong khu vực.

Chuyên gia Ali Vaez, giám đốc tổ chức nghiên cứu chính sách International Crisis Group, cho rằng nội bộ Iran đã tiến tới đồng thuận cần phản ứng lại chiến dịch quân sự của Israel "nhằm triệt tiêu những động lực mà Israel đã đạt được những ngày qua". Nhưng quyết định này có thể là con dao hai lưỡi.

Iran tan cong Israel anh 2

Tên lửa Iran bị đánh chặn rơi xuống khu vực Bờ Tây hôm 1/10. Ảnh: New York Times.

"Bất cứ hành động đơn phương nào của Iran cũng rất rủi ro, có thể là cái cớ để Israel đánh trả, trong bối cảnh Hezbollah đã rất suy yếu. Việc tấn công Israel cho thấy giới lãnh đạo Iran tin cái giá của khoanh tay đứng nhìn lớn hơn là chấp nhận rủi ro khi hành động với Israel", ông Vaez nói.

Một trợ lý cao cấp cho biết bất kể quan điểm cá nhân của Tổng thống Pezeshkian là gì, trước công chúng, ông sẽ ủng hộ mọi quyết sách của Lãnh đạo Khamenei.

Thay đổi trong chiến lược của Iran xuất phát từ nhận thức của giới lãnh đạo nước này, bao gồm Ngoại trưởng Abbas Araghchi. Tehran nhận ra việc không phản ứng mạnh khi thủ lĩnh Hamas bị ám sát hồi tháng 7 là một sai lầm.

Sự kiềm chế mà Tehran thể hiện có thể bị hiểu nhầm là yếu đuối, giới chức Iran đánh giá. Ngoại trưởng Araghchi nói với các đồng nghiệp rằng các nước phương Tây đã "lừa dối" khi thuyết phục Iran kiềm chế hay cho phép Hamas đàm phán ngừng bắn tại Gaza.

Lãnh tụ tối cao Khamenei dự kiến chủ trì lễ cầu nguyện thứ 6 ở Tehran cuối tuần này và có bài thuyết giáo quan trọng, được cho là sẽ định hình thái độ của Iran trong thời gian tới, truyền thông Iran cho hay.

Ông Khamenei trước nay chỉ chủ trì lễ cầu nguyện trong những tình huống bất thường có liên quan an ninh quốc gia, lần gần nhất là năm 2020 sau khi Mỹ ám sát Qassim Suleimani, một chỉ huy cấp cao của Vệ binh cách mạng Iran.

Sau vụ phóng tên lửa vào Israel, người ủng hộ phe bảo thủ Iran đã chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội các thông điệp ăn mừng. Đám đông tập trung bên ngoài Đại học Tehran vẫy cờ Iran và Palestine, với những khẩu hiệu kêu gọi phục thù nhà nước Do Thái.

"Đôi khi chiến tranh là bắt buộc để mang lại hòa bình", một người ủng hộ phe bảo thủ Iran viết trên mạng xã hội.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...

Ong Trump doi khac hinh anh

Ông Trump đổi khác

0

Sau khi đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, ông Donald J. Trump dường như càng tự tin hơn vào trực giác cá nhân và ngày càng tuỳ hứng trong việc xây dựng nội các.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm