Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Tờ báo văn học nào tồn tại lâu nhất trước năm 1945?

Tờ báo này tồn tại hơn 10 năm, quy tụ được nhiều tác giả sau trở thành những văn sĩ lớn trên văn đàn Việt Nam.

Bao chi van hoc anh 1

Câu 1: Tờ báo văn học nào tồn tại lâu nhất trước năm 1945?

  • Tiểu thuyết thứ bảy
  • Tiểu thuyết thứ năm
  • Hà Nội tân văn
  • Phụ nữ tân văn

Tiểu thuyết thứ bảy là tờ báo văn học tồn tại lâu nhất trước năm 1945. Tờ báo này tồn tại được hơn 10 năm (tính từ số đầu tiên ra ngày 2/6/1934 cho đến năm 1945). Nhiều nhà văn viết cho Tiểu thuyết thứ bảy sau này đã trở thành những văn sĩ lớn trên văn đàn Việt Nam. Sau khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, Tiểu thuyết thứ bảy được tái lập ở vùng tạm chiếm (Hà Nội). Nhưng nó không còn độc giả như xưa. Tờ tái lập này chỉ tồn tài được vài năm.

Bao chi van hoc anh 2

Câu 2: Ai là người sáng lập ra Tiểu thuyết thứ bảy?

  • Nguyễn Văn Học
  • Thái Phỉ
  • Vũ Đình Long
  • Nhất Linh

Tiểu thuyết thứ bảy do ông Vũ Đình Long (1896-1960) sáng lập. Ông Vũ Đình Long vốn là nhà giáo, nhà viết kịch chuyển sang mở Nhà xuất bản Tân Dân in sách báo ở số 93 Hàng Bông. Bên cạnh tờ Tiểu thuyết thứ bảy, ông còn cho ra đời báo Ích hữu, Phổ thông bán nguyệt san

Bao chi van hoc anh 3

Câu 3: Giai đoạn đầu của Tiểu thuyết thứ bảy ai đứng tên chủ nhiệm báo?

  • Vũ Đình Long
  • Nguyễn Thị Hợi
  • Vũ Bằng
  • Ngọc Giao

Giai đoạn đầu của Tiểu thuyết thứ bảy bà Nguyễn Thị Hợi đứng tên chủ nhiệm báo, sau mới chuyển lại cho Vũ Đình Long. Bà Nguyễn Thị Hợi là vợ cả của Vũ Đình Long.

Bao chi van hoc anh 4

Câu 4: Lý do nào khiến Tiểu thuyết thứ bảy tồn tại lâu dài hơn các báo văn học cùng thời khác?

  • Quy tụ được một đội ngũ cộng tác viên giỏi
  • Thu nạp các phong cách văn chương
  • Là “đất sống” và “dụng võ” cho anh em viết văn nghèo
  • Cả ba đáp án trên

Tiểu thuyết thứ bảy tồn tại lâu dài hơn các báo văn học cùng thời khác là do chủ trương đón nhận, thu nạp tất các các phong cách văn chương (không chủ trương độc tôn một quan điểm, chủ nghĩa hay khuynh hướng văn chương như Ngày nay hay Phong hóa). Nhờ chủ trương đó mà báo mà quy tụ được một đội ngũ cộng tác viên giỏi, tâm huyết với nghề nghiệp. Bên cạnh đó, báo còn là “đất sống” và “dụng võ” cho anh em viết văn nghèo.

Bao chi van hoc anh 5

Câu 5: Nhà văn nào được mời về viết cho Tiểu thuyết thứ bảy sớm nhất?

  • Vũ Trọng Phụng
  • Nguyễn Công Hoan
  • Ngô Tất Tố
  • Nguyễn Tuân

Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977) vốn là một nhà giáo kỳ cựu thân thiết với Vũ Đình Long. Ông là một trong những người đầu tiên được mời về viết cho Tiểu thuyết thứ bảy và mau chóng trở thành cây bút chủ lực của tờ báo này. Truyện Kép Tư Bền của ông được in trên những số đầu tiên năm 1934.

Bao chi van hoc anh 6

Câu 6: Nhà văn Nguyễn Tuân cộng tác với Tiểu thuyết thứ bảy từ năm nào?

  • Năm 1934
  • Năm 1935
  • Năm 1936
  • Năm 1937

So với nhiều nhà văn khác, Nguyễn Tuân (1910-1987) cộng tác với Tiểu thuyết thứ bảy tương đối sớm. Ông bắt đầu cộng tác với Tiểu thuyết thứ bảy từ năm 1935 với truyện ngắn Vườn xuân lan tạ chủ.

Bao chi van hoc anh 7

Câu 7. Tác phẩm nào của nhà văn Vũ Trọng Phụng đăng nhiều kỳ trên Tiểu thuyết thứ bảy?

  • Giông tố
  • Số đỏ
  • Vỡ đê
  • Trúng số độc đắc

Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) cộng tác với Tiểu thuyết thứ bảy tương đối muộn. Tác phẩm Trúng số độc đắc của nhà văn đang đăng nhiều kỳ trên tờ báo này thì ông mất.

Bao chi van hoc anh 8

Câu 8. Truyện ngắn đầu tiên của Nam Cao đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy?

  • Nghèo
  • Cái chết của con mực
  • Chí Phèo
  • Trẻ con không biết đói

Truyện ngắn đầu tiên của nhà văn Nam Cao (1917-1951) đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy là Nghèo (số 158, ra ngày 5/6/1937). Tác phẩm được in dưới bút danh Thúy Rư.

Nhà thơ nào làm bộ trưởng khi 26 tuổi?

Ở nước ta, nhà văn, nhà thơ làm nhiều công việc khác nhau. Có người nghề chính không phải là viết văn, mà là một nghề hoàn toàn khác.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm