Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tín dụng đang tăng trưởng âm

Theo Tổng cục Thống kê, đến ngày 20/9, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt 7,17%, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ nhưng so với tháng 8, chỉ số này đã giảm 0,25 điểm %.

Số liệu về hoạt động ngân hàng 3 quý đầu năm của Tổng cục Thống kê mới công bố ghi nhận dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thời gian qua đã ảnh hưởng tới mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng.

Theo đó, đến ngày 20/9, tổng phương tiện thanh toán toàn hệ thống mới tăng 4,95% so với cuối năm 2020, trong khi cùng kỳ năm trước tăng được 7,58%.

Trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của toàn hệ thống đến trung tuần tháng 9 đạt 4,28%, thấp hơn mức tăng 7,48% cùng kỳ năm 2020, và tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 7,17%.

Theo đánh giá của cơ quan thống kê, mức tăng trưởng tín dụng kể trên vẫn hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm nay.

Thực tế, dù mức tăng trưởng tín dụng kể trên vẫn tích cực hơn rất nhiều so với mức tăng 4,99% cùng kỳ năm 2020, so với cuối tháng 8, chỉ tiêu này đã ghi nhận giai đoạn tăng trưởng âm.

Cụ thể, theo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến ngày 31/8 đã là 7,42%, tương đương dư nợ toàn hệ thống đạt trên 9,87 triệu tỷ đồng.

TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG 9 THÁNG ĐẦU HÀNG NĂM
Tăng trưởng tín dụng năm 2020-2021 tính đến ngày 20/9
NhãnTháng 123456789
2019 % 1.91.073.134.465.787.367.488.169.4
2020
0.10.171.311.4123.654.054.824.99
2021
0.760.662.954.174.956.446.927.427.17

Như vậy, trong 20 ngày đầu của tháng 9, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã giảm ròng gần 23.000 tỷ đồng (xấp xỉ 1 tỷ USD quy đổi theo tỷ giá hiện tại).

Đầu tháng 9, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế, cũng cho biết tăng trưởng tín dụng tháng 8 đã ghi nhận xu hướng chậm lại và dự kiến tiếp tục bị ảnh hưởng trong tháng 9 do tác động của dịch bệnh và các quy định giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, NHNN dự kiến kịch bản tín dụng sẽ hồi phục mạnh từ tháng 10 và hai tháng cuối năm.

Mới đây, Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cũng cho biết bên cạnh các giải pháp về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi cho người dân và doanh nghiệp, cơ quan quản lý tiền tệ sẽ xem xét, điều chỉnh nới room tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng để đảm bảo cung ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, việc nới room tăng trưởng tín dụng này dựa trên cơ sở các đơn vị phải cân đối nguồn vốn, thẩm định hiệu quả phương án vay vốn và tự chịu trách nhiệm về quyết định cấp tín dụng.

Tin dung tang truong am tu dau thang 9 anh 1

Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã âm gần 23.000 tỷ đồng trong 20 ngày đầu tháng 9. Ảnh: Nam Khánh.

Trong báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng, SSI Research cho rằng cơ quan quản lý sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian tới để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch.

Một trong các biện pháp chính là việc tăng hạn mức tín dụng để tạo điều kiện giúp các ngân hàng có thể giảm thêm lãi suất cho vay.

Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của BSC cũng ghi nhận một số nhà băng đã được NHNN cấp thêm room tín dụng trong giai đoạn cuối năm.

Trong đó, Techcombank và TPBank là hai ngân hàng được cấp tăng trưởng tín dụng mới cao nhất, đều trên 17%. Lý do là 2 nhà băng này đều có chỉ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II ở mức cao, danh mục đầu tư rộng và không tập trung nhiều vào các ngành nghề rủi ro.

Trong khi đó, các nhà băng khác được nới room tín dụng năm nay phổ biến trong khoảng 9,5-15%, cao hơn so với mức cũ là 6,5-12%.

Các chuyên gia phân tích tại BSC cho rằng đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đang diễn ra với quy mô rộng có thể làm giảm nhu cầu tín dụng trong nửa cuối năm nay, đặc biệt là quý III.

Vì vậy, BSC dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm nay ở mức 13%, giảm 1 điểm % so với dự báo đưa ra tại báo cáo trước đó.

SSI Research: Lãi suất cho vay có thể giảm thêm

Thông qua việc Ngân hàng Nhà nước tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng từ nay đến cuối năm, mặt bằng lãi suất cho vay được dự báo có thể giảm thêm.

Lợi nhuận ngành ngân hàng có thể giảm 19% trong quý III

Nguyên nhân khiến lợi nhuận các nhà băng sụt giảm do tăng trưởng tín dụng chậm lại và biên lãi thuần giảm vì phải giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm