Alzheimer và đường huyết có mối liên hệ chặt chẽ đến mức đôi khi căn bệnh này còn được gọi với cái tên bệnh tiểu đường tuýp 3 hoặc bệnh não tiểu đường. Ảnh: NIH. |
Não là bộ phận sử dụng nhiều năng lượng nhất trong cơ thể. Nó chứa một số lượng phong phú ty thể; điều này đồng nghĩa với việc nếu dư thừa glucose, não cũng là cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất. Tế bào thần kinh cũng chịu tổn thương do mất cân bằng oxy hóa như bao tế bào khác trong cơ thể: Những đợt tăng đột biến đường huyết kéo dài làm gia tăng tình trạng mất cân bằng oxy hóa, dẫn tới viêm tổ chức thần kinh và hậu quả là rối loạn nhận thức. Hơn nữa, viêm mạn tính là yếu tố then chốt của hầu hết bệnh thoái hóa, chẳng hạn như Alzheimer.
Thật vậy, Alzheimer và đường huyết có mối liên hệ chặt chẽ đến mức đôi khi căn bệnh này còn được gọi với cái tên bệnh tiểu đường tuýp 3 hoặc bệnh não tiểu đường.
Cụ thể, bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ phát triển Alzheimer cao gấp bốn lần so với người bình thường. Các dấu hiệu cũng lộ diện từ sớm; việc kiểm soát đường huyết kém ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 liên quan đến suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung.
Cũng như nhiều triệu chứng khác đã được đề cập, vấn đề suy giảm nhận thức có thể đảo chiều: Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy những cải thiện ngắn và dài hạn về trí nhớ cũng như nhận thức khi bệnh nhân áp dụng chế độ ăn giúp ổn định đường huyết.
Một chương trình trị liệu của Đại học California, Los Angeles (UCLA) thấy rằng những người phải nghỉ việc vì tập trung kém có thể quay lại với công việc chỉ sau 3 tháng kiểm soát đường huyết ổn định, hiệu quả làm việc thậm chí còn tốt hơn trước.