Ảnh: Internet Archive. |
Các nhà xuất bản sẽ đối đầu với Internet Archive (Kho lưu trữ kỹ thuật số), và tòa án thụ lý vụ kiện sẽ sớm đưa ra phán quyết có thể sẽ thay đổi tương lai của thư viện sách điện tử.
Trong tương lai, các thư viện sẽ phải xin giấy phép (chỉ có hiệu lực tạm thời) để thực hiện số hóa hay họ có thể tự scan sách của mình rồi cho mượn các ấn phẩm đó?
Vụ kiện bản quyền mang tính bước ngoặt
Trong tuần này một tòa án liên bang ở New York, Mỹ sẽ xét xử các tranh luận trong vụ việc nhà xuất bản Hachette kiện Internet Archive về chương trình “Thư viện Mở” của kho lưu trữ số này.
Tòa án sẽ xem xét các cáo buộc của một số nhà xuất bản lớn trong vụ kiện năm 2020 rằng: “Thư viện Mở” đã vi phạm luật bản quyền khi cho phép người dùng “mượn” các bản sao sách in. Vụ kiện sẽ được diễn ra trên nền tảng trực tuyến.
“Thư viện Mở” hoạt động dựa trên cơ chế Mượn dạng Số có Kiểm soát - CDL (Controlled Digital Lending): một hệ thống nơi thư viện số hóa sách của họ và cung cấp quyền truy cập các bản sao này dưới dạng sách điện tử trên cơ sở một đổi một.
Nghĩa là nếu thư viện chỉ có một cuốn sách (đã được scan), nó có thể cho mượn bản cứng hoặc bản mềm, nhưng không thể đồng thời cả hai. Và một cuốn sách chỉ có thể được mượn bởi một người trong cùng một khoảng thời gian. Đây còn được gọi là “tỷ lệ giữa số sách sở hữu và số sách cho mượn” (own-to-loan ratio).
Khác với các dịch vụ như OverDrive hay thư viện Kindle của Amazon là các chương trình cung cấp sách điện tử được cấp phép bởi các nhà xuất bản, CDL là một hành động không hợp pháp, dù nó từng được một vài Thư viện Công cộng triển khai, một phần là do cách giải thích các quy định về bản quyền của Mỹ chưa được tòa quy định chặt chẽ - nhưng điều này sắp phải thay đổi.
Vụ kiện này không chỉ nhằm vào bản thân cơ chế CDL. Khi các thư viện truyền thống phải đóng cửa trong những tháng đầu tiên xảy ra đại dịch Covid-19, Internet Archive đã ra mắt cái mà nó gọi là “Thư viện khẩn cấp Quốc gia”, loại bỏ hạn chế của việc “phải sở hữu sách bản cứng rồi mới có thể cho mượn” (“own-to-loan”), cho phép người mượn có 2 tuần truy cập các sách điện tử không giới hạn.
Các nhà xuất bản và một số nhà văn đã lên tiếng phản đối hành động này. Liền ngay sau đó là các hành động pháp lý từ các ông lớn xuất bản: Hachette, HarperCollins, John Wiley & Sons và Penguin Random House.
Sách in và sách kỹ thuật số không phải là một
Vụ kiện nhằm vào hành động của Internet Archive trong đại dịch, nhưng những tranh luận của nó còn mở rộng hơn nhiều. Các nhà xuất bản không chỉ nhắm đến loại bỏ “Thư viện Khẩn cấp Quốc gia” mà còn nhằm đến “Thư viện Mở” và cơ chế CDL nói chung.
Ảnh: techspot. |
Đơn kiện cáo buộc rằng dịch vụ này cấu thành “hành vi vi phạm bản quyền kỹ thuật số quy mô lớn”. Dù không có bất kỳ giấy phép hoặc bất kỳ khoản thanh toán nào cho tác giả hoặc nhà xuất bản, Internet Archive vẫn scan sách in, đăng tải những cuốn sách được scan bất hợp pháp này lên máy chủ của mình và phân phối toàn bộ các bản sao kỹ thuật số trên các trang web công cộng. Chỉ với vài cú nhấp chuột, bất kỳ người dùng nào có kết nối Internet đều có thể tải xuống các bản sao hoàn chỉnh của một cuốn sách có bản quyền.
Nhìn chung, “CDL là một mô hình được phát minh nằm ngoài luật bản quyền... dựa trên tiền đề sai lầm rằng sách in và sách kỹ thuật số là một”.
Internet Archive không phải là thư viện hay tổ chức duy nhất quan tâm đến CDL và lợi ích của nó không chỉ đơn giản nằm ở việc vi phạm bản quyền. Như một bài báo năm 2021 của New Yorker đã chỉ ra, bằng vấn đề bản quyền sách điện tử, nhà xuất bản và các dịch vụ của bên thứ ba như OverDrive được trao quyền kiểm soát gần như tuyệt đối với cách các thư viện mua và cung cấp sách điện tử - bao gồm cả việc cho phép họ bán sách cho thư viện với giá cao hơn giá thị trường.
Vào năm 2021, Thượng nghị sĩ Ron Wyden (D-OR) và Hạ nghị sĩ Anna Eshoo (D-CA) đã yêu cầu các nhà xuất bản thực hiện các thỏa thuận cấp phép “tốn kém và nghiêm ngặt”. Các thư viện không có cách nào trở thành chủ sở hữu hợp pháp của sách điện tử, vì thế việc lưu trữ sách cũng trở nên vô nghĩa. Thậm chí các nhà xuất bản còn có quyền kiểm duyệt nội dung cuốn sách. Rất nhiều cuốn sách, đặc biệt là những cuốn sách cũ hoặc ít người biết đến, hay đã không còn xuất bản, không có bản sách điện tử chính thức.
Các nhà xuất bản cũng có thể cung cấp những dịch vụ đặc biệt giống cách các thư viện đang số hóa sách. Những cuốn sách kỹ thuật số không đúng quy chuẩn xấu xí và bất tiện hơn so với phiên bản gọn gàng, tiện lợi trên Kindle. Cho dù CDL có không gây tranh cãi, nhiều thư viện vẫn có thể chọn sử dụng các phiên bản chính thức đã được cấp phép.
Nhưng rõ ràng các thư viện cũng muốn được tùy chọn số hóa và cho mượn sách của họ. Những người ủng hộ CDL cho rằng nó cũng giống với hoạt động mượn sách thông thường, rất nhiều người có thể tiếp cận cùng một cuốn sách trong khi chỉ phải chi trả một lần.
Vấn đề pháp lý phức tạp hơn nhiều và phụ thuộc vào cách bạn giải thích các trường hợp trước đây về các quy tắc Sử dụng Hợp lý (fair use) của Mỹ, một quy tắc cho phép mọi người tự do sử dụng các tài liệu có bản quyền. Một mặt, bất chấp việc những nhà xuất bản đã đề cập đến “sách được số hóa trái phép”, các tòa án vẫn bảo vệ các sách này.
Một phán quyết năm 2014 cho thấy rằng Luật Sử dụng Hợp lý đã bảo vệ dự án số hóa khổng lồ của Google Sách và HathiTrust Digital Library. Dự án này đã scan một số lượng lớn sách để tạo một cơ sở dữ liệu có thể dễ dàng tìm kiếm các văn bản hoàn chỉnh.