Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thực hiện Đề án 06

Thủ tướng yêu cầu các đại biểu dự Hội nghị tập trung thảo luận thẳng thắn, khách quan về thực hiện Đề án 06, đầu tư phát triển hạ tầng số, xây dựng nền tảng số.

Sáng 10/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi Số đã chủ trì Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Thu tuong Pham Minh Chinh anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện tháo gỡ vướng mắc thực hiện Đề án 06. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa điểm cầu Trụ sở Chính phủ tới điểm cầu các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng tham dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; đại diện các ban của Đảng và cơ quan của Quốc hội; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh triển khai Đề án 06 là một trong những “điểm sáng” của chuyển đổi số ở nước ta trong thời gian qua, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, tích cực, hiệu quả.

Việc triển khai Đề án 06 đã mang lại những kết quả cụ thể, thiết thực trong công tác quản lý, điều hành của các cấp, ngành, địa phương và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.

Đề án 06 đã đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, đổi mới phương thức quản trị quốc gia bằng kỹ thuật số, góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số.

Theo Thủ tướng, bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được của Đề án 06, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn, “ngủ quên trong chiến thắng.”

Cách đây một năm, trong quá trình triển khai Đề án 06, chúng ta đã nhận diện nhiều khó khăn, thách thức và “điểm nghẽn” cần phải tập trung tháo gỡ ngay, liên quan đến pháp lý, hạ tầng công nghệ, dữ liệu, an ninh, an toàn, nguồn lực...

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn” Đề án 06 (văn bản số 452/TTg-KSTT, ngày 23/5/2023); đồng thời, đã ban hành Chỉ thị số 18 yêu cầu thực hiện đồng bộ dữ liệu dân cư với dữ liệu thuế, ngân hàng, viễn thông... để định danh, xác thực cá nhân, tổ chức trên môi trường điện tử; phòng ngừa hành vi gian lận, trốn thuế trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh xuyên biên giới.

Với mục tiêu xuyên suốt là đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhanh chóng, thuận tiện, công khai, minh bạch; hình thành hệ sinh thái công dân số và cung cấp nhiều tiện ích cho người dân; phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu dự Hội nghị tập trung thảo luận, đánh giá một cách thẳng thắn, khách quan, có số liệu minh chứng cụ thể về kết quả thực hiện nhiệm vụ được đề ra tại Văn bản số 452 và Chỉ thị số 18 với tinh thần “không tô hồng, không bôi đen;” nêu bật những việc đã làm được, những tồn tại, hạn chế, yếu kém, vướng mắc; đặc biệt cần phát hiện được nguyên nhân, phân tích rõ các bất cập thì mới xây dựng được giải pháp hữu hiệu để hóa giải, chuyển đổi trạng thái như về thể chế, chính sách, đầu tư phát triển hạ tầng số, xây dựng nền tảng số, phát triển nhân lực số, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin.

Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm sáng tạo của các cấp, ngành và địa phương trong triển khai Đề án 06 và Chỉ thị số 18 như phát triển hạ tầng số; cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; kết nối chia sẻ thông tin, liên thông các hệ thống thông tin hình thành dữ liệu lớn, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử...

Đặc biệt, các đại biểu cần chỉ ra bài học kinh nghiệm, xác định rõ các quan điểm, phương hướng và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong ngắn hạn và dài hạn. Tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chỉ đạo mới, bài bản và hiệu quả hơn nữa.

Thủ tướng xuống sân chúc mừng chiến thắng của tuyển Việt Nam

Tối 6/6, tuyển Việt Nam đánh bại Philippines bằng bàn thắng ở phút bù giờ. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã xuống sân, bắt tay động viên, chúc mừng các cầu thủ đội tuyển Việt Nam.

Trao quyết định bổ nhiệm cho ông Lê Thành Long và ông Lương Tam Quang

Chiều 6/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm trao các quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an cho ông Lê Thành Long và Thượng tướng Lương Tam Quang.

Tiểu sử tân Phó thủ tướng Lê Thành Long

Ngày 6/6, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, làm Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-chu-tri-hoi-nghi-truc-tuyen-toan-quoc-ve-thuc-hien-de-an-06-post958248.vnp

Phạm Tiếp/Vietnam+

Bạn có thể quan tâm