Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thu hồi 5 biệt thự cổ ở di tích lầu Bảo Đại

Tỉnh Khánh Hòa thu hồi gần 9.300 m2 đất ở 5 biệt thự cổ tại di tích Cầu Đá để chỉnh trang, phục vụ người dân tham quan.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng vừa ký quyết định về việc thu hồi gần 9.300 m2 đất thuộc 5 căn biệt thự di tích Cầu Đá (lầu Bảo Đại) do Công ty CP Đầu tư Khánh Hà thuê đất tại Cầu Đá, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang.

Năm biệt thự cổ, gồm: Nghinh Phong, Vọng Nguyệt, Bông Giấy, Phượng Vĩ và Cây Bàng, do người Pháp xây dựng cách nay đúng 100 năm.

Động thái trên được thực hiện sau khi Công ty CP Đầu tư Khánh Hà có văn bản gửi UBND tỉnh Khánh Hòa xin trả lại 5 biệt thự cổ nằm trong dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư.

di tich Bao Dai anh 1

Dự án ở di tích lầu Bảo Đại ngưng thi công hơn 5 năm nay. Ảnh: Xuân Hoát.

Sau khi thu hồi, gần 9.400 m2 đất và 5 biệt thự cổ sẽ được giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích Khánh Hòa quản lý theo quy định. UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Công ty CP Đầu tư Khánh Hà chấm dứt việc sử dụng đất kể từ ngày 19/5 để sở, ban ngành liên quan thực hiện các thủ tục thu hồi.

UBND tỉnh Khánh Hòa giao TP Nha Trang chỉ đạo Phòng Tài nguyên Môi trường phối hợp với UBND phường Vĩnh Nguyên, đơn vị có liên quan xác định cụ thể mốc giới khu đất thu hồi và bàn giao đất cho Trung tâm Bảo tồn di tích Khánh Hòa quản lý theo quy định.

Giao Văn phòng Đăng ký đất đai Khánh Hòa thu hồi và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty CP Đầu tư Khánh Hà phần đất sau khi trừ đi diện tích gần 9.400 m2 trên để thực hiện dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại.

Sở Xây dựng Khánh Hòa nghiên cứu phần hạ tầng giao thông, hạ tầng phục vụ hoạt động 5 căn biệt thự di tích sau khi thu hồi.

Lãnh đạo Công ty CP Đầu tư Khánh Hà cho biết doanh nghiệp rất mong các thủ tục liên quan sớm hoàn tất để bàn giao đất cũng như 5 căn biệt thự cho UBND tỉnh Khánh Hòa quản lý; đồng thời, mong muốn cơ quan chức năng sớm hoàn tất thủ tục liên quan dự án, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp tiếp tục thi công, hoàn thiện dự án.

“Hơn 5 năm dự án bị ngưng thi công khiến doanh nghiệp khó khăn. Chúng tôi mong tỉnh Khánh Hòa sớm tháo gỡ để dự án được tiếp tục thi công, hoàn thiện”, lãnh đạo Công ty CP Đầu tư Khánh Hà nói và cho biết dự án không được triển khai nhiều năm khiến doanh nghiệp thiệt đơn, thiệt kép vì số tiền đã bỏ ra không hề nhỏ.

di tich Bao Dai anh 2

Nhiều hạng mục ở 5 căn biệt thự cổ xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Xuân Hoát.

Tháng 10/1995, tỉnh Khánh Hòa công nhận khu biệt thự Cầu Đá - lầu Bảo Đại là “di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh”.

Từ đó đến nay, lầu Bảo Đại chưa được lập hồ sơ di tích để bảo tồn theo Luật Di sản, trong khi 5 ngôi biệt thự cổ hiện không còn nguyên bản do trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.

Tháng 9/2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đồng ý giao di tích lầu Bảo Đại cho liên doanh Tổng Công ty Khánh Việt (Khatoco - đơn vị quản lý lầu Bảo Đại) và Tập đoàn Hà Đô thành lập Công ty CP Đầu tư Khánh Hà để thực hiện dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại.

Đến tháng 8/2013, tỉnh Khánh Hòa thu hồi di tích lầu Bảo Đại từ Công ty Khatoco giao hẳn cho Tập đoàn Hà Đô, trong đó có cả 5 ngôi biệt thự cổ để làm dự án biệt thự nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao.

Trong quá trình thực hiện chủ đầu tư đã có nhiều vi phạm, bị thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ thi công vi phạm từ tháng 8/2017. Sau đó hai doanh nghiệp vẫn tiếp tục vi phạm và bị đình chỉ thi công (tháng 5/2018) cho đến nay.

Hiện, 5 ngôi biệt thự cổ đã xuống cấp, một số hư hỏng ở mức nghiêm trọng.

Khu biệt thự được người Pháp xây dựng năm 1923, để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học. Từ năm 1940 đến 1945, hoàng đế Bảo Ðại và hoàng hậu Nam Phương thường đến đây nghỉ dưỡng nên cái tên lầu Bảo Đại có từ thời đó.

Tháng 10/1995, UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận khu biệt thự lầu Bảo Đại là “di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh”.

Tháng 8/2018, di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh lầu Bảo Đại lần đầu được UBND tỉnh Khánh Hòa đưa vào danh mục kiểm kê di tích và yêu cầu lập hồ sơ để bảo tồn.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

Doanh nghiệp trả lại 5 biệt thự cổ ở di tích lầu Bảo Đại

Sau khi trả lại, doanh nghiệp sẽ đề xuất thuê lại 50 năm đúng với thời hạn được giao dự án trên núi Cảnh Long.

Bí thư Khánh Hòa: Lấy đất rừng làm cao tốc không phải giải pháp căn cơ

Ông Nguyễn Hải Ninh gợi ý chủ đầu tư có thể tìm giải pháp như mua đất ở địa phương khác, chứ không nhất thiết cứ phải lấy đất ở Khánh Hòa nếu giá cao, liên quan đất rừng, đất công.

Xuân Hoát

Bạn có thể quan tâm