Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thông điệp từ tượng Đức Phật 1.800 năm tuổi trong trạng thái giác ngộ

Bức tượng Phật này được xem là biểu tượng tượng trưng cho con đường đến với sự tỉnh thức.

Với 100 hiện vật đặc sắc (có niên đại từ khởi nguồn lịch sử nhân loại vào khoảng hai triệu năm trước cho đến nay) tại Bảo tàng Anh - nơi được coi là “kho báu” của nhân loại - cuốn Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật của tác giả Neil MacGregor - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Anh không chỉ kể câu chuyện về lịch sử tiến hóa, phát triển của loài người, mà còn lần lượt tái hiện loạt trải nghiệm và muôn mặt đời sống, xã hội của nhân loại.

Duc Phat anh 1

Tượng Đức Phật tọa thiền từ Gandhara. Nguồn: BBC.

Một trong những hình ảnh đầu tiên của Đức Phật từng được tạo ra

Thông qua những nhóm hiện vật hoặc những hiện vật đơn lẻ, cuốn sách cho biết những gì mà các nền văn minh kim cổ để lại, trong đó có sự trỗi dậy của các đức tin chính (tôn giáo) trong khoảng thời gian từ năm 100 đến năm 600. Đáng chú ý trong số đó là bức tượng Phật tọa thiền, khởi nguồn từ Gandhara, Pakistan, khoảng 1.800 năm trước.

Đây được xem là một trong những hình ảnh đầu tiên của Đức Phật từng được tạo ra. Nó cho thấy ngài trong trạng thái giác ngộ, mặc áo tu sĩ và ngồi trong tư thế hoa sen. Vị trí của bàn tay ngài cho thấy rằng ngài đang phát lộ giáo pháp, “con đường” giảng dạy của ngài.

Theo tác giả sách, vào thời điểm bức tượng Phật này ra đời, Phật giáo đã tồn tại vài thế kỷ. Theo lời Phật tử truyền miệng, Đức Phật trong lịch sử là một thái tử ở khu vực sông Hằng, miền bắc Ấn Độ thế kỷ 5 TCN. Ngài đã từ bỏ cuộc sống đế vương để trở thành nhà tu hành lang thang, mong muốn lĩnh ngộ và từ đó hóa giải gốc rễ khổ đau của loài người.

Sau khi trải qua nhiều khổ ải, ngài đã ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề 49 ngày cho tới khi ngài đã đạt được sự giác ngộ - hay sự giải thoát khỏi tham, sân, si. Tại thời khắc này, ngài đã thành Phật - “Đấng giác ngộ” hay “Bậc tỉnh thức”. Ngài truyền pháp của mình - những giáo điều và đạo đức tu hành - cho các tăng ni và người truyền giáo. Khi giáo pháp của Đức phật lan truyền lên phía bắc, nó thâm nhập vào khu vực Gandhara (Đông Bắc Pakistan ngày nay).

Bức tượng Phật tọa thiền có hình người được tạc từ đá phiến xám, loại đá có chứa các mảnh tinh thể khiến nó trở nên lấp lánh dưới ánh sáng. Trước đó nhiều thế kỷ, ngài chỉ hiện diện qua một lớp tập hợp biểu tượng như cây bồ đề ngài từng tọa thiền bên dưới, hay một cặp dấu chân của ngài… Từ năm 100 tới 200, Phật giáo bắt đầu cho sử dụng hình ảnh về đức Phật trong hình dáng loài người.

Kích cỡ bàn tay và gương mặt Đức Phật xấp xỉ kích thước của người thật, nhưng có vóc dáng nhỏ nhắn hơn. Ngài ngồi khoanh chân trên đài sen (Thế ngồi áp dụng khi thiền và thuyết pháp. Có bốn tư thế điển hình của Đức Phật mà ngày nay ta biết đến là ngài được thể hiện khi đang nằm, ngồi, đứng hoặc bước đi. Mỗi tư thế phản ánh một khía cạnh riêng biệt trong đời sống và hoạt động thể hiện ngài trong trạng thái giác ngộ).

Ngài khoác tấm áo cà sa trùm lên cả hai vai. Đôi bàn tay của ngài hướng lên phía trước. Mái tóc ngài được túm lại, trông như búi tóc, nhưng thực ra đó là một biểu tượng cho trí tuệ và trạng thái giác ngộ của Đức Phật. Ngài bình thản nhìn ra xa, hàng mi cụp xuống và nổi lên từ trên vai ngài, bao quanh đầu là vầng hào quang của ngài.

Duc Phat anh 2

Sách Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật. Ảnh: MC.

Biểu tượng tượng trưng cho con đường đến với sự tỉnh thức

Bức tượng Phật tọa thiền bằng đá này có niên đại rơi vào khoảng thế kỷ 3, thời kỳ Gandhara nằm dưới sự cai trị của các vị vua Kushan vùng bắc Ấn, một đế quốc trải dài từ Kabul tới Islamabad. Đó là một khu vực thịnh vượng nhờ nằm trên Con đường Tơ lụa, tuyến thương mại kết nối Trung Quốc, Ấn Độ và Địa Trung Hải.

Từ Gandhara, tuyến đường huyết mạch này chạy về phía tây qua Iran tới Alexandria ở Ai Cập. Sự phát đạt và nền chính trị ổn định của Gandhara cho phép họ xây dựng cảnh quan hùng vĩ bao gồm những đền đài, miếu mạo và công trình điều khắc Phật giáo, cũng như hỗ trợ công cuộc truyền bá Phật giáo đi xa hơn.

Theo tác giả sách, bức tượng Đức Phật tọa thiền từ Gandhara (cũng như hàng nghìn bức tượng được tạo ra sau này) được tạo tác ra là để nhằm một mục đích là trợ giúp cho hành trình hướng đến sự giác ngộ.

Theo đó, những người thực hành tôn giáo tiếp thu hình tượng của Đức Phật trước tiên bằng cách ngắm nhìn hình ảnh đó rồi mang theo phiên bản đó của Đức Phật trong thâm tâm như một dạng hình tượng tinh thần.

Sau đó, họ suy ngẫm về những phẩm chất của Đức Phật - hình hài, lời nói và tư tưởng của Đức Phật. Hình tượng Đức Phật đóng vai trò khơi gợi trong tâm trí người mộ đạo về người thầy có thật trong lịch sử, Phật tổ, và về quá trình tỉnh thức của ngài và những sự kiện mẫu tin chốt trong đời ngài.

Có những hình thái khác nhau của Đức Phật tượng trưng cho những điều này. Chẳng hạn, có một tư thế Đức Phật tọa thiền rất nổi tiếng với bàn tay thể hiện cử chỉ thuyết pháp. Về cơ bản, dáng điệu của bàn tay này thường được nhắc đến như động tác quay Pháp Luân (Dharmachakra). Đó là cử chỉ bàn tay trên bức tượng Đức Phật tọa thiền của chúng ta. Pháp Luân, hay “Bánh xe Pháp”, là biểu tượng tượng trưng cho con đường đến với sự tỉnh thức.

Đó là một trong những biểu tượng Phật giáo cổ xưa nhất mà con người biết đến được phát hiện trong nghệ thuật Ấn Độ. Ở bức tượng này, ngón tay Đức Phật thay thế cho những nan hoa của bánh xe và ngài đang “vận hành Pháp Luân” cho các tín đồ, những người mà sau cùng sẽ rũ bỏ trạng thái trần tục của do giác, khổ đau và tham ái để đạt tới trạng thái siêu thoát của “cực lạc” - cõi Niết Bàn.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Biểu tượng tốt lành trong Phật giáo Tây Tạng

Sách "Sổ tay Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng" giúp hiểu rõ hơn về ý nghĩa, nguồn gốc các biểu tượng có liên quan đến nghệ thuật Phật giáo Việt Nam.

Dạ Xoa, La Sát gồm những ai và họ có hành trạng như thế nào?

Qua nghiên cứu kinh sách, tượng, tranh vẽ, biểu tượng đặc trưng của nhà Phật, tác giả Huỳnh Thanh Bình đã đưa ra một cái nhìn rõ nét về quỷ thần và các linh vật Phật giáo.

Nghiên cứu mới về Bồ tát Quán Âm ở Việt Nam

"Phật bà Bể Nam - Truyện Quán Âm Diệu Thiện" bước đầu làm rõ quá trình truyền bá, tiếp nhận và dung hợp hình tượng Quán Âm trong Phật giáo với tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Lam sao de co duoc nang luc lam Dan hinh anh

Làm sao để có được năng lực làm Dân

0

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm