Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đứng gác trước Lãnh sự quán đã bị tạm thời đóng cửa của Hà Lan. Ảnh: Reuters. |
Các đặc phái viên của Bỉ, Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Thụy Sĩ và Anh cũng được triệu tập, Reuters dẫn các nguồn tin ngoại giao ở Ankara.
Trong hai tuần qua, nhiều nhà hoạt động cực hữu đã đốt các bản sao của cuốn kinh Koran, văn bản quan trọng nhất của đạo Hồi, ở Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan.
Thổ Nhĩ Kỳ hôm 21/1 đã lên án cuộc biểu tình liên quan đến việc đốt kinh Koran ở Thụy Điển, làm gia tăng thêm căng thẳng giữa 2 nước trong bối cảnh Stockholm nỗ lực gia nhập NATO.
Nhiều nước châu Âu đã lên án vụ đốt kinh Koran, song một số quốc gia khẳng định họ không thể ngăn chặn chúng vì các quy tắc tự do ngôn luận.
Trong tuần trước, Pháp, Đức, Italy và Mỹ đã đưa ra cảnh báo cho công dân của họ về nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công ở Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là nhằm vào những cơ quan ngoại giao và những nơi thờ cúng không theo đạo Hồi.
Bên cạnh đó, Đức, Pháp và Hà Lan nằm trong số các quốc gia tạm thời đóng cửa cơ quan đại diện ngoại giao ở Thổ Nhĩ Kỳ với lý do an ninh trong tuần này.
Mỹ và một số quốc gia châu Âu đã khuyến cáo công dân không nên tham dự các sự kiện đông người và tránh các điểm nóng du lịch ở trung tâm Istanbul vì mối đe dọa khủng bố ngày càng cao.
Ít nhất 7 quốc gia châu Âu đã đóng cửa lãnh sự quán Istanbul của họ để đề phòng, theo AFP.
Trên Twitter, Bộ trưởng Nội vụ Suleyman Soylu cho biết các Đại sứ quán đang thực hiện "một cuộc chiến tâm lý mới" chống lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Hôm 2/2, cảnh sát Na Uy cho biết họ đã cấm một cuộc biểu tình dự kiến diễn ra bên ngoài Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Oslo vào ngày 3/2, viện dẫn các mối đe dọa an ninh, National đưa tin.
Những cuốn sách hay về châu Âu
Zing giới thiệu tới độc giả các cuốn sách hay nên đọc để hiểu thêm về châu Âu, khu vực có bề dày lịch sử được mệnh danh là "lục địa già".
Độc giả có thể xem thêm tại đây.