Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thêm cầu nối Bình Dương và Tây Ninh

Dự án đường và cầu nối Bình Dương với Tây Ninh bắc qua sông Sài Gòn vừa được thông xe sau hơn 2 năm xây dựng.

Dự án đường và cầu nối Bình Dương với Tây Ninh bắc qua sông Sài Gòn nhìn từ trên cao. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương.

Ngày 26/12, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh khánh thành công trình xây dựng đường và cầu kết nối Bình Dương và Tây Ninh.

Công trình có chiều dài hơn 800 m với tổng mức đầu tư hơn 411 tỷ đồng. Tuyến đường có quy mô 6 làn xe bắc qua sông Sài Gòn, kết nối đường ĐT.744, thuộc thị trấn Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, với dự án đường Đất Sét - Bến Củi thuộc huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Ông Nguyễn Văn Dành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nhận định công trình sẽ góp phần đẩy nhanh kết nối vùng, thúc đẩy sự phát triển cả khu vực Đông Nam Bộ. Khi có thêm cầu và đường, thời gian di chuyển từ 2 địa phương đến các đầu mối giao thông quan trọng như đường Hồ Chí Minh, vành đai 3, vành đai 4, sân bay Long Thành, cảng Cái Mép, Thị Vải,... sẽ được rút ngắn.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Dương Văn Thắng cho hay sẽ có 6 cây cầu bắc qua sông Sài Gòn để kết nối Bình Dương và Tây Ninh, bình quân cứ cách 7-10 km sẽ có một cây cầu.

Hiện có 3 cây cầu được đưa vào sử dụng và cầu Thanh An trên đường Hồ Chí Minh (thuộc dự án Chơn Thành - Đức Hòa) đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư, dự kiến khởi công năm 2023, hoàn thành năm 2025.

2 cây cầu khác được tỉnh Bình Dương và Tây Ninh thống nhất chủ trương xây dựng thuộc địa phận thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh) và huyện Dầu Tiếng (Bình Dương).

Trước sự bùng nổ của khoa học - công nghệ, nhiều mô hình kinh doanh ra đời, cùng với đó là những thách thức đan xen cơ hội mới sau đại dịch Covid-19, tỉnh Bình Dương xác định: Không ngừng thực hiện các chiến lược đột phá kinh tế - xã hội, tiếp tục quyết liệt phát triển đề án thành phố thông minh lên tầm cao mới, đón làn sóng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Với tầm nhìn đó, tỉnh Bình Dương đang từng bước hình thành vùng đổi mới sáng tạo, tạo động lực phát triển mới, hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong điều kiện mới.

Những cuốn sách hay về miền Nam

Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.

Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.

Bình Dương phát triển đô thị thông minh thế nào trong liên kết vùng?

Hoàn thiện liên kết vùng, phát triển hạ tầng xã hội và ứng dụng công nghệ quản lý giao thông là những việc Bình Dương cần chú trọng khi từng bước hướng đến đô thị thông minh.

Anh Nhàn

Bạn có thể quan tâm