Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Bình Dương phát triển đô thị thông minh thế nào trong liên kết vùng?

Hoàn thiện liên kết vùng, phát triển hạ tầng xã hội và ứng dụng công nghệ quản lý giao thông là những việc Bình Dương cần chú trọng khi từng bước hướng đến đô thị thông minh.

Binh Duong anh 1

“Muốn công nghiệp phát triển, đầu tiên phải có hệ thống giao thông liên kết cấp vùng, và Bình Dương đã làm được điều này. Tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn - một phần của vành đai 3 được thực hiện sớm cho thấy tầm nhìn của chính quyền trong việc thúc đẩy sự phát triển của tỉnh", TS.KTS Hoàng Ngọc Lan, giảng viên Khoa Quy hoạch, Đại học Kiến trúc TP.HCM, chỉ ra điểm sáng trong quá trình phát triển hạ tầng ở Bình Dương xuyên suốt những năm qua.

Từ một vùng nông nghiệp, chỉ 10 năm trở lại, Bình Dương bứt tốc vươn lên trở thành vùng công nghiệp quan trọng trong vùng TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung.

Song, sự phát triển nhanh về công nghiệp, nhu cầu vận chuyển hàng hóa rất lớn đã khiến nhiều tuyến đường chính qua khu công nghiệp tại Bình Dương thường xuyên quá tải. Điều này đòi hỏi tỉnh có một hoạch định chiến lược dài hạn hơn trong tương lai để hướng đến mục tiêu phát triển thành phố thông minh.

Đột phá hạ tầng

Nhiều năm qua, Bình Dương liên tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông để thu hút đầu tư. Toàn tỉnh đến nay có hơn 7.800 km đường giao thông, trong đó có 3 quốc lộ là 1A, 1K và 13 dài 77 km chạy qua tỉnh.

Bình Dương là một điển hình cho sự phát triển của một vùng từ công nghiệp.

TS. KTS Hoàng Ngọc Lan

Bên cạnh đó, nhiều trục kết nối liên vùng, giữa Bình Dương và các tỉnh, thành phố cũng được triển khai như Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng, đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, nâng cấp mở rộng quốc lộ 13; triển khai vành đai 3 TP.HCM; chuẩn bị vành đai 4.

TS Hoàng Ngọc Lan nhìn nhận đây là những tuyến đường huyết mạch, giúp Bình Dương kết nối thông suốt với các tỉnh, thành trong khu kinh tế trọng điểm phía nam, miền Tây với miền Đông Nam Bộ, cảng Hiệp Phước, cảng Long An,... thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phát triển dịch vụ cảng và tính liên kết vùng.

Trong số các dự án, vành đai 3 đóng vai trò chiến lược liên kết một loạt vùng phát triển công nghiệp thuộc tiểu vùng đô thị trung tâm, bao gồm vùng công nghiệp TP.HCM, vùng công nghiệp vành đai phía đông TP Biên Hòa - Trảng Bom - Long Thành - Nhơn Trạch; vùng công nghiệp vành đai phía bắc thành phố mới Bình Dương; vùng công nghiệp vành đai phía tây bắc Củ Chi - Đức Hòa; vùng công nghiệp vành đai phía tây nam Bến Lức - Hiệp Phước và cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu.

Binh Duong anh 2

Đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn (thuộc vành đai 3) hình thành đã rút ngắn thời gian, chi phí đi lại trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Ảnh: Quỳnh Danh.

Nếu toàn bộ tuyến này được hoàn thành thì khung giao thông cấp vùng cho việc vận chuyển hàng hoá từ các vùng công nghiệp chính của vùng TP.HCM đến cụm cảng Thị Vải - Vũng Tàu sẽ hoàn chỉnh. "Đây là cơ hội để thúc đẩy phát triển các vùng công nghiệp động lực trong vùng TP.HCM", nữ chuyên gia phân tích.

Bà Lan cho biết vành đai 3 khi hình thành sẽ liên kết với sân bay quốc tế Long Thành, là đầu mối giao thông hàng không cho các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, cần giao nhanh cho thị trường thế giới. Đây là yếu tố thúc đẩy sự chuyển đổi hoạt động công nghiệp từ cấp độ thấp sang phát triển công nghiệp ở cấp độ tiên tiến cho Bình Dương và cả vùng.

Đón đầu giai đoạn phát triển mới

Nằm trên những trục giao thông quan trọng, gần sân bay, cảng biển, Bình Dương đã gắn kết và khai thác tối đa lợi thế hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía nam; từng bước xây dựng hệ thống giao thông đường thủy gắn với hạ tầng logistics.

Bình Dương cần dự báo xu hướng đô thị hóa, phát triển thành phố thông minh.

TS. KTS Hoàng Ngọc Lan

Tuy nhiên, chuyên gia nhìn nhận đi liền với sự phát triển, tốc độ đô thị hóa của Bình Dương những năm qua tăng rất nhanh dựa trên việc hình thành hàng loạt khu công nghiệp.

TS Hoàng Ngọc Lan đánh giá mặc dù chính quyền đã có nhiều giải pháp cho vấn đề này (xây nhà ở xã hội, hệ thống trường học các cấp, hệ thống y tế...), tỉnh cần có nghiên cứu về đô thị hóa của tỉnh để dự báo xu hướng trong giai đoạn phát triển sắp tới.

"Nhất là khi các khu công nghiệp của tỉnh sẽ bắt đầu chuyển đổi tính chất, từ đô thị hóa dựa trên công nghiệp cấp thấp, thâm dụng lao động lên đô thị hóa dựa trên nền công nghiệp tiên tiến, sạch, tự động hóa, số lượng công nhân giảm và có trình độ tay nghề cao hơn để phù hợp với xu thế chung của thế giới", nữ chuyên gia nói thêm.

Binh Duong anh 3

Bản đồ liên kết vùng vành đai 3, vành đai 4 trong việc phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Đồ họa: VLI.

Để phát triển hạ tầng giao thông gắn với mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, bà Lan cho rằng Bình Dương cần xác định các khu vực và các hành lang bảo vệ môi trường, hạn chế phát triển trong khu vực này để giữ gìn hệ sinh thái và nâng cao chất lượng sống của người dân địa phương.

Thứ hai, tỉnh cần định hướng xây dựng hệ thống giao thông thông minh, ứng dụng nền tảng công nghệ trong quản lý, vận hành các thiết bị của hệ thống giao thông thông minh; xây dựng các nền tảng số.

Binh Duong anh 4

Trục giao thông huyết mạch qua Bình Dương - quốc lộ 13 đang được mở rộng. Ảnh: Quỳnh Danh.

Điều này giúp cơ quan quản lý Nhà nước có thể kiểm soát tự động phương tiện; giám sát, điều hành giao thông thông minh và quản lý hồ sơ điện tử của phương tiện vận tải và người điều khiển phương tiện; hình thành cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian về kết cấu hạ tầng giao thông.

Bà Hoàng Ngọc Lan cũng cho rằng Bình Dương cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là chú trọng hạ tầng xã hội (thương mại dịch vụ, y tế, giáo dục, văn hoá...) ở cấp đô thị, hướng tới đô thị đáng sống để giữ chân nguồn nhân lực, tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ cao phục vụ cho định hướng phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.

Năm 2022, tổng sản phẩm trong tỉnh Bình Dương (GRDP) ước tăng 8,29% (đạt kế hoạch 8-8,3%); GRDP bình quân đầu người đạt kế hoạch (169,8 triệu đồng).

Cũng trong năm qua, nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng đã được khởi động và gấp rút thi công như: Khu công nghiệp VSIP III, nhà ở xã hội, cầu Bạch Đằng 2, mở rộng quốc lộ 13...

Năm 2023, việc đầu phát triển hạ tầng, ưu tiên nguồn lực cho giao thông, chỉnh trang đô thị, cấp thoát nước công cộng tiếp tục được tỉnh chú trọng thực hiện. Mặt khác, Bình Dương xác định công nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực. Song song đó, tỉnh vẫn đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Binh Duong anh 5

Khoảng cách giữa 3 thành phố của Bình Dương với TP.HCM. Đồ họa: Nhân Lê.

Trước sự bùng nổ của khoa học - công nghệ, nhiều mô hình kinh doanh ra đời, cùng với đó là những thách thức đan xen cơ hội mới sau đại dịch Covid-19, tỉnh Bình Dương xác định: Không ngừng thực hiện các chiến lược đột phá kinh tế - xã hội, tiếp tục quyết liệt phát triển đề án thành phố thông minh lên tầm cao mới, đón làn sóng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Với tầm nhìn đó, tỉnh Bình Dương đang từng bước hình thành vùng đổi mới sáng tạo, tạo động lực phát triển mới, hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong điều kiện mới.

Những cuốn sách hay về miền Nam

Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.

Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.

Sức hút mạnh mẽ của thị trường lao động Bình Dương

Là thủ phủ khu công nghiệp, có vị trí liền kề với TP.HCM, Bình Dương trở thành một trong những địa phương dẫn đầu về sức hấp dẫn lực lượng lao động trên cả nước.

Bình Dương trước thách thức phát triển FDI bền vững

Muốn duy trì, thu hút nguồn FDI dồi dào trong tương lai, Bình Dương cần tiếp thu tinh túy, công nghệ mới từ những doanh nghiệp FDI hiện tại để vận dụng và không ngừng đổi mới.

Thư Trần

Bạn có thể quan tâm