Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thấy gì khi ông Trump đòi mua Greenland

Ông Donald Trump gần đây liên tục kêu gọi giành quyền kiểm soát đối với Greenland và Kênh đào Panama, phản ánh xu hướng mở rộng tầm ảnh hưởng trong triết lý "nước Mỹ là trên hết".

Trong 2 ngày 22-23/12, Tổng thống đắc cử Donald Trump liên tục đưa ra các tuyên bố về việc Mỹ sẽ giành quyền quản lý hoặc sở hữu hoàn toàn đảo Greenland và Kênh đào Panama nhằm giải quyết các mối quan ngại liên quan đến thương mại và an ninh quốc gia.

Trước đó, ông Trump cũng nhiều lần gọi Canada là "bang thứ 51 của Mỹ" và trêu chọc thủ tướng nước này là "Thống đốc Justin Trudeau".

Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề Kênh đào Panama và đảo Greenland, ông Trump đã sử dụng giọng điệu nghiêm túc thay vì đùa cợt như mọi khi, New York Times nhận định.

Mở rộng quyền kiểm soát

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump từng nhiều lần đề xuất mua lại đảo Greenland của Đan Mạch. Chưa đầy một tháng trước khi quay lại Nhà Trắng, chính trị gia gốc New York một lần nữa nhắc lại ý định này trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social hôm 22/12 (giờ địa phương) khi đề cử doanh nhân Ken Howery làm đại sứ Mỹ tại Đan Mạch.

"Hướng tới mục tiêu an ninh quốc gia và tự do trên toàn thế giới, Mỹ cảm thấy việc kiểm soát và sở hữu Greenland là một việc hoàn toàn cần thiết", ông Trump viết.

Tổng thống đắc cử Mỹ được cho là đánh giá cao vị trí chiến lược về mặt hàng hải và quân sự của Greenland, đồng thời khát khao trữ lượng khoáng sản đất hiếm ở đảo này, vốn cần thiết cho quá trình phát triển các công nghệ tiên tiến.

Tương tự, ông Trump cũng được cho là muốn giành quyền kiểm soát Kênh đào Panama vì vị trí then chốt của tuyến đường biển huyết mạch này, thúc đẩy nhà lãnh đạo 78 tuổi bỏ qua 2 hiệp định từ thời cựu Tổng thống Jimmy Carter, vốn đã trao quyền quản lý kênh đào cho Panama.

Theo ông Trump, Panama đã đối xử bất công với Mỹ. Ông cũng nói rằng Mỹ vẫn luôn có một "mối quan tâm đáng kể đối với sự an toàn, hiệu quả và đảm bảo trong quá trình vận hành của Kênh đào Panama".

"Lực lượng Hải quân và ngành thương mại của chúng ta (Mỹ) đã bị đối xử bất công và bất lịch sự. Các khoản phí mà Panama tính là vô lý, rất bất công, đặc biệt là khi chúng ta đã trao cho họ một sự độ lượng phi thường”, ông Trump nói. “Sự lừa đảo trắng trợn này đối với Mỹ phải bị chặn đứng. Nó sẽ bị chặn đứng".

Donald Trump mua lai Greenland anh 1

Ông Trump cho rằng Mỹ bị đối xử bất công tại Kênh đào Panama. Ảnh: New York Times.

Những tuyên bố của ông Trump về việc giành quyền kiểm soát đối với Kênh đào Panama và đảo Greenland đều nhanh chóng vấp phải phản ứng dữ dội từ chính phủ Panama và Đan Mạch.

"Greenland là của chúng tôi", Thủ tướng Đan Mạch Mute B. Egede nói trong một tuyên bố. "Chúng tôi chưa bao giờ rao bán và sẽ luôn là như vậy".

"Với tư cách tổng thống, tôi muốn khẳng định rõ ràng rằng từng mét vuông của Kênh đào Panama và khu vực lân cận đều thuộc về Panama và mọi thứ vẫn sẽ tiếp tục như vậy", Tổng thống Panama José Raúl Mulino cho biết trong một video đăng tải trên mạng xã hội hôm 22/12 (giờ địa phương).

"Chủ quyền và nền độc lập của đất nước không phải là vấn đề có thể thương lượng được", ông Mulino nói thêm. Nhà lãnh đạo 65 tuổi cũng nói rằng Kênh đào Panama là một phần không thể thiếu trong lịch sử của quốc gia Trung Mỹ này và được mọi người Panama "khắc ghi trong tim".

Cơ sở của ông Trump

Những tuyên bố của ông Trump được giới quan sát xem là lời nhắc nhở rằng chủ trương "nước Mỹ là trên hết" mà ông theo đuổi không chỉ chú trọng vào sự cô lập mà còn có xu hướng mở rộng, theo New York Times.

Ý định giành quyền quản lý Greenland hay Kênh đào Panama cũng được cho là phản ánh bản năng của một nhà phát triển bất động sản kỳ cựu, người giờ đây đã trở thành lãnh đạo của một trong những cường quốc hàng đầu trên bàn đàm phán quốc tế.

Ý tưởng mua lại đảo Greenland lần đầu xuất hiện trong tâm trí tổng thống đắc cử khi Ronald S. Lauder, một người bạn trong giới kinh doanh của ông ở New York, đưa ra đề xuất này trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump.

Trên thực tế, ông Trump không phải tổng thống Mỹ đầu tiên bày tỏ ý định mua lại Greenland. Cố Tổng thống Harry S. Truman cũng từng đưa ra đề xuất tương tự thời kỳ hậu Thế chiến II.

Ông Trump có đủ cơ sở lập luận cho ý tưởng mua lại đảo Greenland trong bối cảnh Mỹ đang cạnh tranh với các đối trọng như Nga và Trung Quốc trong việc giành quyền kiểm soát các tuyến đường Bắc Cực dành cho tàu thương mại và hải quân.

Donald Trump mua lai Greenland anh 2

Các chuyên gia cho rằng ông Trump nghiêm túc với ý định mua lại đảo Greenland của đảo Đan Mạch. Ảnh: New York Times.

Nhiều chuyên gia về vấn đề Bắc Cực cũng cho rằng nỗ lực mua lại Greenland của ông Trump không phải là một trò đùa, theo New York Times.

"Không mấy người có thể cười vào các tuyên bố ấy được nữa", Marc Jacobsen, phó giáo sư tại Cao đẳng Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch, nói.

Ông Jacobsen cho rằng người dân đảo Greenland có thể nương theo ý định của Tổng thống đắc cử Trump nhằm thắt chặt mối quan hệ về mặt kinh tế với Mỹ.

Từ năm 2009, đảo Greenland có quyền tuyên bố độc lập song vùng lãnh thổ với 56.000 dân vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế Đan Mạch nên chưa chọn hướng đi này.

Theo phó giáo sư Jacobsen, đề xuất của ông Trump có thể mở ra nhiều khoản đầu tư từ Mỹ vào Greenland, đặc biệt là trong các ngành như du lịch và khai thác khoáng sản hiếm.

David L. Goldwyn, người từng phục vụ tại Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời các cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama, lưu ý rằng Greenland có nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa khai thác khổng lồ, bao gồm hơn 43 trong số 50 nguyên tố đất hiếm quan trọng được sử dụng để chế tạo xe điện, tua bin gió và các công nghệ sạch khác.

"Khi Mỹ mua lại Alaska, có ai nghĩ rằng chuyện đó điên rồ không? Khi Mỹ xây Kênh đào Panama, có ai nghĩ rằng chuyện đó điên rồ không?", Sherri Goodman, cựu quan chức Lầu Năm Góc, đặt vấn đề.

Bà Goodman nhận định rằng Mỹ thực sự quan tâm đến việc đảm bảo các đối trọng nước ngoài không thể tăng cường sự hiện diện ở Greenland, vốn là cửa ngõ quan trọng để tiếp cận Bắc Mỹ.

Dẫu vậy, bà Goodman vẫn cho rằng người dân Greenland nên tự định đoạt số phận của họ.

Donald Trump mua lai Greenland anh 3

Trữ lượng khoáng sản của Greenland được cho là một phần nguyên nhân thúc đẩy ông Trump muốn mua lại đảo này. Ảnh: New York Times.

Trong trường hợp của Kênh đào Panama, việc ông Trump tìm cách kiểm soát tuyến đường này được cho là một phần xuất phát từ lý do cá nhân, theo New York Times.

Năm 2018, cảnh sát Panama đã trục xuất Tổ chức Trump khỏi Khách sạn Trump International ở Thành phố Panama sau một cuộc chiến pháp lý kéo dài giữa gia đình tổng thống đắc cử và chủ sở hữu phần lớn bất động sản này.

Vào thế kỷ XX, Mỹ đã hỗ trợ Panama xây dựng kênh đào quan trọng nối liền eo biển kết nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, qua đó tăng tốc đáng kể vận chuyển hàng hải.

Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã quản lý kênh đào và một khu vực lãnh thổ xung quanh nó được gọi là Khu vực kênh đào Panama.

Tuy nhiên, sau khi căng thẳng xuất hiện về khu vực kênh đào, chính quyền cựu Tổng thống Jimmy Carter đã ký 2 hiệp định với nhà lãnh đạo Panama Omar Torrijos vào năm 1977. Theo đó, Mỹ được ấn định trao kênh đào lại cho Panama vào năm 1999 nhưng vẫn giữ quyền can thiệp quân sự vào khu vực để đảm bảo tính trung lập của kênh đào.

Dẫu vậy, các nhà phân tích cho rằng 2 bản hiệp ước nói trên không bao gồm các điều khoản cho phép Mỹ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama dựa trên cơ sở pháp lý, theo Politico.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Tổng thống Panama phản ứng gắt với cảnh báo của ông Trump

"Chủ quyền và nền độc lập của đất nước không phải là vấn đề có thể thương lượng được", Tổng thống José Raúl Mulino lên tiếng sau tuyên bố "đòi lại" Kênh đào Panama của ông Trump.

Ông Trump bất ngờ đe dọa đòi lại Kênh đào Panama

Ông Trump cũng cảnh báo sẽ không để "tài sản quốc gia quan trọng" của Mỹ rơi vào "tay kẻ xấu".

Bài phát biểu 90 phút của ông Trump gây sửng sốt

Ông Trump hôm 22/12 tiết lộ “bản xem trước” về nhiệm kỳ thứ 2 thông qua bài phát biểu dài 90 phút, chủ yếu nhắc tới vấn đề nhập cư, biên giới, chủ nghĩa thức tỉnh và kênh đào Panama.

My khong kich tai Syria hinh anh

Mỹ không kích tại Syria

0

Ngày 23/12, quân đội Mỹ cho biết đã thực hiện một cuộc không kích tại Syria, tiêu diệt hai tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và làm bị thương một tay súng khác.

Đại Hoàng

Bạn có thể quan tâm