Khoảng 7 năm trước, Intel đã có cơ hội mua cổ phần của OpenAI, khi đó là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận mới thành lập và hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo mới mẻ. Trong nhiều tháng vào năm 2017 và 2018, các quản lý cấp cao của đôi bên đã thảo luận về một số phương án khác nhau, bao gồm cả việc Intel mua lại 15% cổ phần của OpenAI với giá 1 tỷ USD.
Họ cũng thảo luận về việc Intel sẽ nắm giữ thêm 15% cổ phần trong OpenAI nếu công ty này sản xuất phần cứng cho các công ty khởi nghiệp.
Quyết định nuối tiếc
Tuy nhiên, Intel cuối cùng quyết định không thực hiện thỏa thuận, bởi CEO Bob Swan tại thời điểm đó không tin các mô hình AI tạo sinh sẽ có mặt trên thị trường trong tương lai gần.
OpenAI quan tâm đến khoản đầu tư từ Intel vì điều đó sẽ giúp họ giảm sự phụ thuộc vào chip của Nvidia và cho phép công ty khởi nghiệp này xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng mình. Theo những người trong cuộc, thỏa thuận cũng thất bại vì đơn vị trung tâm dữ liệu của Intel không muốn sản xuất sản phẩm phi lợi nhuận, Reuters đưa tin.
Quyết định không đầu tư vào OpenAI có thể khiến các lãnh đạo Intel phải cảm thấy tiếc nuối. Sau khi OpenAI ra mắt ChatGPT vào năm 2022, công ty này đã có sự phát triển thần tốc và được định giá khoảng 80 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.
Việc bỏ qua cơ hội với OpenAI là một trong số những “nước đi sai lầm” về mặt chiến lược và khiến Intel bị thụt lùi trong kỷ nguyên AI. Thu nhập trong quý II của Intel không khả quan đã khiến giá cổ phiếu giảm mạnh hơn 25% giá trị trong phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 1974.
Lần đầu tiên sau 30 năm, giá trị của Intel nằm ở dưới mức 100 tỷ USD. Khi được hỏi về tiến trình phát triển trí tuệ nhân tạo, người phát ngôn của Intel đã nhắc đến những bình luận gần đây của CEO Pat Gelsinger và cho biết chip AI Gaudi thế hệ thứ ba dự kiến ra mắt vào quý III.
“Chúng tôi sắp hoàn thành tốc độ đổi mới công nghệ thiết kế và Intel rất vui mừng với chuỗi sản phẩm mà công ty đang xây dựng để chiếm lĩnh thị phần AI lớn hơn trong tương lai”, người phát ngôn của Intel nói với Reuters.
Intel chậm chân trong lĩnh vực AI
Sau khi được Microsoft đầu tư mạnh mẽ và sự ra mắt thành công ngoài mong đợi của ChatGPT, OpenAI đã vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực AI. Mặc dù việc bỏ lỡ thỏa thuận tiềm năng với OpenAI là một thất bại lớn với Intel, nhiều cựu giám đốc cấp cao và chuyên gia trong lĩnh vực chất bán dẫn cho rằng ông lớn sản xuất chip của Mỹ đã thua cuộc trong cuộc chiến giành quyền thống trị AI.
“Intel đã thất bại trong lĩnh vực AI vì họ không trình bày cho khách hàng một chiến lược sản phẩm thống nhất”, Dylan Patel, nhà sáng lập nhóm nghiên cứu chất bán dẫn SemiAnalysis cho biết.
Theo 4 cựu quản lý cấp cao của Intel từng tham gia xây dựng kế hoạch, nhà sản xuất chip của Mỹ tin rằng CPU giống như bộ xử lý cung cấp năng lượng cho máy tính để bàn và máy tính xách tay. Chúng có thể chạy và xử lý hiệu quả các mô hình AI.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dần phát hiện ra rằng GPU hiệu quả hơn nhiều so với CPU trong việc xử lý dữ liệu chuyên sâu, một yếu tố cần thiết để đào tạo các mô hình AI lớn. Vì GPU được thiết kế cho đồ họa trò chơi, chúng có thể thực hiện một số lượng lớn các phép tính song song.
Kể từ năm 2010, Intel ít nhất 4 lần nỗ lực để sản xuất chip AI, bao gồm cả việc mua lại 2 công ty khởi nghiệp. Song, công ty đã thất bại trước Nvidia và AMD trong thị trường AI, trong khi chưa đưa ra một kế hoạch cụ thể để phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo mới mẻ.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
Intel thay đổi mạnh với dòng chip mới
Thế hệ chip Lunar Lake của Intel sở hữu cấu trúc mới, hiệu suất AI đạt 48 TOPS và có sẵn RAM.
Intel phải gồng lỗ trong lĩnh vực chủ chốt
Giám đốc điều hành của Intel cho biết các quyết định gia công chip trước đây đã đẩy họ vào tình thế khó khăn. Song, công ty kỳ vọng sẽ hòa vốn vào năm 2027.
Cú bắt tay lịch sử của Intel và Microsoft
Không phải Nvidia, Intel mới là đối tác được Microsoft “chọn mặt gửi vàng” hợp tác để sản xuất chip riêng, do Microsoft thiết kế, dành riêng cho các sản phẩm của hãng.